"Nga duy trì các cơ sở cũ và thành lập những cơ sở mới trong sự hợp tác với Việt Nam. Đơn vị đầu tàu vẫn là liên doanh Vietsovpetro. Đây là một liên doanh với sự tham gia của Nga đang hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam. Chính phủ của hai nước dành sự hỗ trợ đầy đủ cho cơ sở này, điều đó là đặc biệt quan trọng khi giá dầu có giai đoạn sụt giảm mạnh".
Vietsovpetro đã thăm dò và đưa vào hoạt động năm mỏ dầu lớn: Bạch Hổ, Rồng, Gấu Trắng, Nam Rồng và Thỏ Trắng. Các mỏ đó bắt đầu được phát triển thương mại kể từ năm 1986, liên doanh đã khai thác được 220 triệu tấn dầu thô, đưa 30 tỷ mét khối khí vào bờ. Vietsovpetro đã đưa Việt Nam lên vị trí thứ ba ở Đông Nam Á về khối lượng sản xuất dầu, đã nộp vào ngân sách quốc gia Việt Nam hơn 40 tỷ USD. Chứng tỏ về tầm quan trọng của liên doanh đối với Việt nam là các phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng, hai lần Anh hùng Lao động. Trong năm 2015, xí nghiệp liên doanh đã cung cấp một phần ba tổng sản lượng dầu cho Việt Nam. Vào cuối năm nay, Vietsovpetro sẽ bắt đầu cung cấp hơn 3 triệu m3 khí/ngày từ giàn Thiên Ưng. Cuối năm tới, một mỏ mới — "Beluga" (Cá Tầm) — sẽ bắt đầu được đưa vào khai thác.
Liên doanh Vietgazprom đã được thành lập ở Việt Nam với sự tham gia của Gazprom Nga. Hai mỏ khí đốt Mộc Tinh và Hải Thạch sắp cung cấp lượng khí về bờ khoảng 2 tỷ mét khối mỗi năm. Các mỏ Báo Vàng và Báo Đen ở đây có khả năng cung cấp 100 nghìn mét khối khí mỗi ngày. Dự án đầu tư gần đây nhất của "Gazprom" là xây dựng nhà máy chuyên sản xuất nhiên liệu khí cho giao thông công cộng thành phố Hồ Chí Minh. Dự án năng lượng này, đặc biệt sản xuất năng lượng sạch, sẽ không chỉ cải thiện môi trường của một trong những thành phố lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiên liệu khí là rẻ hơn nhiều so với nhiên liệu xăng. Việc sử dụng nó sẽ làm giảm chi phí vận chuyển, kết quả là giá hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ thấp hơn.
Tập đoàn dầu khí Rosneft cũng đang làm việc thành công. Dự án khí Nam Côn Sơn nằm ngoài khơi biển Việt Nam là một dự án nghiêm trọng, được thiết kế để sản xuất hơn một phần ba lượng khí tại Việt Nam.
Tập đoàn Nga "Sylovye Mashiny" đang xây dựng nhà máy nhiệt điện Long Phú-1 nằm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Các xí nghiệp thành viên trong tập đoàn đã bắt đầu làm việc ở Việt Nam vào giữa những năm 60 với dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện Thác Bà công suất 120MW.
Nhà máy nhiệt điện mới sẽ là mạnh nhất trong số các cơ sở năng lượng mà tập đoàn "Sylovye Mashiny" đã xây dựng ở Việt Nam: gồm 2 tổ máy, công suất 2x600 MW. Tại đây đã bắt đầu lắp đặt lò hơi đốt than cám có công suất 1.908 tấn hơi nước/giờ. Kích thước của nó thật ấn tượng: chiều dài — 54 mét, chiều rộng — 56 mét, chiều cao — 86 mét.
Giảm thuế nhập khẩu xuống 0%, xóa bỏ hàng rào hành chính, quy định rõ ràng về các đơn đặt hàng của Nhà nước, các nguyên tắc chung để bảo vệ cạnh tranh — tất cả các biện pháp đó phục vụ mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh của các cơ sở đang hoạt động ở Việt Nam cũng như nhiều cơ sở khác tham gia vào hợp tác Nga-Việt.