Chắc là tuyên bố của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về việc thành lập "bộ ba hạt nhân" đầy đủ giá trị sau khi đưa vào vận hành chiếc tàu ngầm tên lửa hạt nhân Arihant sẽ không dẫn đến những thay đổi trong sự cân bằng quyền lực trong khu vực. Tuy nhiên, trong tương lai, sự kiện đó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia có lợi ích đáng kể ở vùng Ấn Độ Dương.
Arihant chỉ là chiếc tàu đầu tiên trong bốn tàu ngầm tên lửa hạt nhân. Đây là số lượng tối thiểu cần thiết để đảm bảo rằng, ít nhất một trong tổng số 4 tàu ngầm hiện diện trên biển tại bất kỳ thời điểm nào, trong khi các tàu khác được cấp dịch vụ sửa chữa hoặc bảo dưỡng định kỳ. Trên thực tế, trong trường hợp này, chưa chắc là Ấn Độ có thể thực hiện cuộc tuần tra liên tục. Để thực hiện các công việc bảo trì tàu ngầm tên lửa hạt nhân phải cơ sở hạ tầng tốn kém phục vụ cho lò phản ứng hạt nhân, tên lửa đạn đạo, và, tất nhiên, bản thân đầu đạn tên lửa hạt nhân. Cơ sở hạ tầng này phải được bảo vệ đúng cách. Do đó, việc bảo vệ các căn cứ tàu ngầm tên lửa hạt nhân và các tuyến kênh tiếp cận là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển Hải quân Ấn Độ và các hệ thống phòng không.
Ấn Độ cần phải chú ý đến mối nguy cơ đe dọa các tàu ngầm từ phía Hải quân Pakistan. Dù hạm đội của Pakistan là nhỏ hơn, tuy nhiên, họ sở hữu các tàu ngầm khá hiện đại của nhà sản xuất Pháp. Islamabad đã ký hợp đồng mua 8 tàu ngầm diesel-điện loại mới của Trung Quốc. Mối nguy cơ nghiêm trọng hơn nữa là Hải quân Trung Quốc với số lượng và chất lượng vượt trội so với Ấn Độ.
Ngay cả sau khi Ấn Độ ký hợp đồng thuê hai tàu ngầm hạt nhân tương đối hiện đại (dự án 971) ở Nga, nhiệm vụ bảo vệ các tàu ngầm của họ vẫn là không dễ dàng. Qúa trình thực hiện bản hợp đồng với Nga về mua sắm các tàu ngầm diesel-điện hiện đại có thể bị trì hoãn do những rào cản quan liêu ở Ấn Độ.
Có thể trong tương lai gần Pakistan sẽ cố gắng tạo ra một phiên bản rẻ hơn của lực lượng hạt nhân chiến lược cho hải quân. Có thể có hai phương án. Phương án đầu tiên — trang bị đầu đạn hạt nhân cho tên lửa chống hạm bố trí trên tàu ngầm diesel-điện. Phương án thứ hai — nhập khẩu công nghệ đang phát triển thành công của Bắc Triều Tiên về xây dựng tàu ngầm diesel-điện với tên lửa đạn đạo tầm trung chạy bằng nhiên liệu rắn.