Mặc dù đảng cầm quyền đã thành công trong các cuộc bầu cử địa phương năm 2015, không thể nói chắc chắn rằng, trong cuộc bầu cử quốc hội đảng này cũng sẽ giành chiến thắng. Một trong những người chia sẻ quan điểm này là nhà phân tích chính trị Nga — Giáo sư Dmitry Mosyakov. Ông cho biết:
"Vào tháng Chín, tại Diễn đàn kinh tế Đông ở Vladivostok, tôi đã nói chuyện với phái đoàn Campuchia. Tôi đã hỏi: Đảng Nhân dân chuẩn bị cho cuộc bầu cử với tâm thế nào? Một thành viên cao cấp trong đoàn nói: "Chúng tôi rất lo sợ sự kiện này". Câu trả lời này cho thấy rằng, tình hình trước cuộc bầu cử là vô cùng phức tạp".
Thật vậy, vào tháng 1 năm 2015, Đại hội bất thường của Đảng Nhân dân Campuchia đã lưu ý rằng, "tham nhũng, chủ nghĩa thân hữu, lạm dụng quyền lực, không tuân thủ pháp luật diễn ra khá phổ biến trong cán bộ, đảng viên làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào đảng và gây nghi ngờ về vai trò lãnh đạo của đảng trong nước". Tại Đại hội các đại biểu đã nhấn mạnh rằng, việc thực hiện các cuộc cải cách trong Đảng và xã hội là "một vấn đề sống hay chết" đối với CPP.
Tuy nhiên, gần hai năm đã trôi qua, nhưng, các vấn đề nan giải của đảng thậm chí không bắt đầu được giải quyết. Trong ban lãnh đạo đảng cũng không có những thay đổi. Mặc dù số thành viên Ủy ban Trung ương đã tăng lên gấp hai lần, nhưng trong ban lãnh đạo đảng vẫn không thấy những nhân vật mới, mà chỉ là các cán bộ lãnh thành của Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia. Theo ý kiến của Giáo sư Mosyakov, những người "đồng chí" nay được gọi là "ông bà" ngày càng xa với cuộc sống thực tại. Trước đây đã có sáng kiến rằng, phong cách lãnh đạo chính trị sẽ được sửa đổi, và Quốc hội sẽ đề xuất những bước đi nhằm thay đổi tình trạng khi Thủ tướng Hun Sen là nhân vật duy nhất ngồi vào chiếc ghế quyền lực. Những sáng kiến này không thành hiện thực: ngay sau Đại hội, ông Hun Sen được bầu làm Chủ tịch đảng Nhân dân Campuchia, quyền lực hành chính và đảng đã tập trung trong tay ông.
Trước và ngay sau Đại hội đã có những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc đối đầu với phe đối lập. Các đại diện của phe đối lập đã giữ một số chức vụ quan trọng trong quốc hội, Đảng Cứu quốc Campuchia đã được phép mở chi nhánh trên khắp đất nước. Nhưng, ngay sau đó ông Hun Sen phát hiện ra rằng, sức ảnh hưởng của phe đối lập đã lan rộng đến các tỉnh luôn là cơ sở bầu cử chính của CPP. Nhà lãnh đạo Campuchia đột ngột thay đổi đường lối chiến lược, phát động chiến dịch tuyên truyền tấn công vào các nhà lãnh đạo đối lập, tổ chức các cuộc biểu tình đòi sự từ chức của các đại diện phe đối lập, đánh đập một số nhà hoạt động đối lập và khởi tố vụ án hình sự chống họ. Các đại biểu Quốc hội châu Âu thậm chí cảnh báo các nhà chức trách Campuchia sẽ đình chỉ viện trợ kinh tế nếu họ không áp dụng các biện pháp để ổn định lại tình hình chính trị trong nước. Đây là một cảnh báo nghiêm trọng đối với ông Hun Sen, bởi vì Liên minh châu Âu là một trong những nhà tài trợ hàng đầu cho nền kinh tế Campuchia.
Phe đối lập Campuchia không tổ chức những cuộc biểu tình phản đối mới để không tạo cớ cho chính quyền mở rộng chiến dịch đàn áp. Đồng thời, phe đối lập có sử dụng các tổ chức phi lợi nhuận nhận khoản tài trợ phương Tây để gây ảnh hưởng đến xã hội, để có tâm trạng rằng, chế độ này là chống lại nhân dân, và các nhà lãnh đạo phải đứng trước vành móng ngựa và phải bị tịch thu tài sản. Phe đối lập đề xuất một chương trình kinh tế-xã hội quy định các biện pháp như tăng mức lương tối thiểu và lương hưu, giảm giá xăng dầu và điện. Mặc dù chương trình này, theo ý kiến của Giáo sư Mosyakov, chỉ là dân túy và không thực tế, nó thu hút những người đang bắt đầu xem xét Đảng Cứu quốc Campuchia như một lực lượng chính trị có khả năng thay đổi tình hình trong nước. Giáo sư Mosyakov nói:
"Có vẻ như Đảng Nhân dân không có bất kỳ chiến lược bầu cử rõ ràng, họ thậm chí không huy động cán bộ đảng viên cho cuộc vận động bầu cử. Mà việc vạch ra và công bố chiến lược bầu cử có thể ảnh hưởng đến những người đang lưỡng lự, những người chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho ai trong năm 2018".