"Tôi xin nhắc rằng Việt Nam đã lên kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên với Nga, nhà máy thứ hai với Nhật Bản, cũng như đã nói đến khả năng xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ ba với Hàn Quốc. Bây giờ đưa tin rằng "phía Việt Nam từ bỏ các dự án với Nga" là sai lầm cơ bản. Ở đây đang nói đến khả năng xem lại kế hoạch trong lĩnh vực tạo lập năng lượng hạt nhân quốc gia, và thuần túy là do những yếu tố nội bộ. Trước hết, nói về nền kinh tế. Nếu một vài năm trước đây, chúng ta được thấy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, thì hôm nay có thực tế giảm tốc, chững lại. Trong tương quan này, điện năng tiêu thụ không phát triển với nhịp độ nhanh như ban lãnh đạo đất nước trù tính, mà như vậy có nghĩa là hiện tại Việt Nam chưa đến mức bị đe dọa vì thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng".
Chuyên gia Nga nói rõ rằng hiện nay nguồn lực kinh phí trong nước trở nên ít hơn, và đó cũng có thể là một trở ngại trên con đường xây dựng các nhà máy điện hạt nhân: bởi như đã rõ, điện hạt nhân tương đối không đắt giá trong quá trình vận hành, nhưng các khoản đầu tư vốn vào việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân lại là khá cao.
"Thứ hai, mặc dù vạch kế hoạch khá dài hơi về xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Việt Nam còn chưa tạo được cơ sở hạ tầng hạt nhân cần thiết cũng như nền tảng pháp lý để đảm bảo hoạt động chức năng của các chủ thể điện hạt nhân. Tại những nước mới bắt đầu, quá trình này luôn luôn không giản đơn và kéo dài, và trong một số trường hợp, còn có thể bị trì hoãn đâu đó do đặc thù của khu vực. Bởi để đánh giá đúng đắn sự lựa chọn địa bàn chính xác, tuân thủ tất cả các đồi hỏi cần thiết, trong nước cần lập ra được nhà điều tiết hạt nhân của mình, cần chuẩn bị đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Tất cả những điều này hiện tại chưa có ở Việt Nam. Nhưng như vậy cũng không phải là sẽ không bao giờ có. Tôi cho rằng xuất phát từ đánh giá đúng sự hấp dẫn của điện hạt nhân không chỉ về quy mô sản lượng điện năng, giá thành không cao, mà còn cả từ nhãn quan môi trường-sinh thái, các dự án về xây dựng nhà máy điện hạt nhân có thể tạm hoãn, chứ không bị hủy bỏ", — chuyên viên Rafael Arutyunyan nói với phóng viên Sputnik.