Cuốn sách dài 320 trang gồm mười chín báo cáo mà các nhà Việt Nam học của Nga từ Matxcơva, St. Petersburg và Vladivostok, cũng như các nhà khoa học từ Việt Nam, Hàn Quốc và Ba Lan giới thiệu tại Hội thảo. Xét theo các chủ đề trong cuốn sách này, các chuyên gia quan tâm nghiên cứu những đề tài khác nhau nhất. Có bản báo cáo về những thành tựu kinh tế xã hội của Việt Nam trong những năm sau Cách mạng tháng Tám, về ý nghĩa lịch sử của chính sách đổi mới.
Tiến sĩ Hoàng Hùng Hải, Trưởng ban Pháp luật về quyền con người của Viện Nghiên cứu Quyền con người thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đưa ra phân tích chi tiết về quá trình hoàn thiện Hiến pháp Việt Nam vì lợi ích bảo vệ các quyền và tự do của con người và công dân — chủ đề đặc biệt quan trọng trong bối cảnh phương Tây liên tục phê phán tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Dành cho những người quan tâm đến lịch sử Việt Nam, bộ sưu tập mới giới thiệu những tài liệu về Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, về những thăng trầm trong cuộc kháng chiến thứ nhất ở Việt Nam, về sự lựa chọn con đường đi của nhân dân Việt Nam và nhân dân Triều Tiên sau khi giải phóng. Bản báo cáo của Tiến sĩ Maxim Syunnerberg từ Đại học tổng hợp Matxcơva và nhân viên "Vietsovpetro" Evghenia Marchenko nói về sự tham gia của phụ nữ Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì tự do và độc lập của Tổ quốc, về những người phụ nữ biểu tượng của hai cuộc kháng chiến.
Bộ sưu tập giới thiệu với người đọc về tín ngưỡng và phong tục tập quán của dân tộc Mường, về nền điện ảnh Việt Nam hiện đại. Cũng như về phong cách dân gian hóa trong truyện Nguyễn Huy Thiệp, về sự nghiẹp sáng tác của Lê Văn Nhân — "nhà thơ Việt Nam với tâm hồn Nga" — như ông nói về bản thân mình, là nhà thơ duy nhất ở nước ngoài xa viết những bài thơ bằng tiếng Nga.
Đến nay trong thư viện tra cứu về Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN ở Matxcơva xuất bản có các cuốn sách dày hơn hai ngàn trang. Và Trung tâm đang chuẩn bị công bố bộ sưu tập thứ bảy.