"Đối với Nga, các bạn biết đấy, Liên minh châu Âu đã đưa ra quan điểm rất nguyên tắc về việc sát nhập Crưm bất hợp pháp và tình hình ở Ukraina. Điều đó sẽ không thay đổi, bất chấp những thay đổi chính sách có thể của các nước khác", — bà Mogherini nói.
Ngược lại, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang làm tất cả để ngăn chặn sự suy yếu của biện pháp trừng phạt chống Nga, như Chủ tịch Trung tâm truyền thông chiến lược Dmitry Abzalov cho biết:
"Sắp tới, ông Obama sẽ có chuyến thăm tới Liên minh châu Âu, ở đó ông ấy sẽ nêu ra vấn đề này. Đảng Dân chủ Mỹ hiện nay cần phải " trói tay " chính quyền của ông Trump. Tân tổng thống sẽ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 và sau đó có thể đưa ra quyết định, ví dụ như loại bỏ các biện pháp trừng phạt cá nhân. Cho đến thời điểm đó, bộ máy hiện thời của Nhà trắng đang cố gắng mở rộng các biện pháp trừng phạt ngành phòng ngừa. Trước hết, chúng phải được gia hạn vào tháng Giêng năm tới. Nếu đến thời điểm đó, ông Trump đã là đương kim tổng thống, thì trong trường hợp này, một loạt các nước châu Âu có thể lên tiếng phản đối lệnh trừng phạt. Đây sẽ là sự khởi đầu của chiến dịch tháo dỡ lệnh cấm vận. Phe Dân chủ đã nhìn thấy hậu quả của quá trình này, nên vào tháng 12, họ cố gắng mở rộng trước các biện pháp trừng phạt, để năm sau ở châu Âu khi bắt đầu quá trình phân tán cơ bản, không xẩy ra mức độ phản đối trừng phạt mạnh mẽ trong liên minh ",- ông Dmitry Abzalov phát biểu trên đài phát thanh Sputnik.
"Trong bối cảnh Trump đang lên, các chính trị gia châu Âu — đặc biệt là Francois Hollande và Angela Merkel — đang phải đối mặt với vấn đề mà chủ đề trừng phạt sẽ hiện diện trong nội dung tranh cử của họ. Giả sử bây giờ họ sẽ không mở rộng trừng phạt thì những đối thủ của họ đang ủng hộ chính sách đa phương (ví dụ như Nicolas Sarkozy hay Marine Le Pen ở Pháp, Frank-Walter Steinmeier ở Đức) có thể tăng cường vị thế của mình. Vì vậy, những chính khách châu Âu có kế hoạch trong năm tới sẽ tham gia tranh cử, đang cố gắng loại bỏ các biện pháp trừng phạt khỏi chương trình nghị sự trong chiến dịch bầu cử của họ".- Ông Dmitry Abzalov nhận định.
Tuy nhiên, theo ý kiến của ông, vấn đề này họ vẫn không thể tránh được:
"Dù sao vấn đề này vẫn sẽ bộc lộ ra, nhưng lúc đó Hollande sẽ không thể đổ lỗi cho Hoa Kỳ và nói rằng, đó là do Washington bắt buộc… Ông ấy sẽ phải chịu trách nhiệm về những quyết định mà ông đã thông qua đối với Liên bang Nga. Bởi vì ông ta sẽ bị chỉ trích khắp nơi, cả cánh tả và cả cánh hữu. Vì vậy trên thực tế, khi gia hạn lệnh trừng phạt trước thời hạn, cả Pháp, và cả Đức sẽ làm tình hình phức tạp trước bầu cử càng trở nên nghiêm trọng",- nhà phân tích chính trị Dmitry Abzalov kết luận.