Điều gì ở Việt Nam khiến giáo sư Nga bất bình?

© Flickr / manhhaiXưởng chế biến thuốc phiện, số 74 Rue Paul Blanchy (nay là Hai Bà Trưng)
Xưởng chế biến thuốc phiện, số 74 Rue Paul Blanchy (nay là Hai Bà Trưng) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chúng tôi đã giới thiệu với các bạn những tài liệu ghi chép của các du khách Nga mà bây giờ có thể được gọi là “khách du lịch” đã đến thăm Việt Nam hơn một trăm năm trước đây.

Bến xe kéo tay tại Sài Gòn những năm 1901-1905 - Sputnik Việt Nam
Những gì đã gây ấn tượng với du khách Nga đến Việt Nam cách đây một thế kỷ?
Dù có độ tuổi, địa vị xã hội và quan điểm chính trị khác nhau, tất cả họ đều có thiện cảm với nước Việt Nam và nhân viên Việt nam, cảm thông với những khó khăn và nỗi khổ của nước này. Nhiều người trong số họ đã viết bài bút ký về nước Việt Nam và người Việt đăng tải trên báo chí của Đế chế Nga. Ví dụ, năm 1912, tạp chí "Đo vẽ và trắc địa" xuất bản ở  St. Petersburg đã cho đăng bút ký của nhà khoa học Nga Bolshakov viết về chuyến đi Sài Gòn. Những ghi chép về Sài Gòn không lớn nhưng có giá trị ở chỗ: khác với nhiều du khách khác, tác giả tập trung lưu ý tới đời sống sinh hoạt và những vấn đề xã hội của thành phố. Ví dụ, ông cho biết rằng, báo chí tiếng Pháp tại địa phương không phản ánh kịp thời tình hình thời sự thế giới, điện báo không hoạt động, thông tin thường đến chậm cả tháng. Nguyên nhân bởi lệ phí điện tín. Cứ mỗi từ gửi đi từ châu Âu lúc ấy đắt ngang với 25 gram bạc.

Ông Bolshakov viết, ở Chợ Lớn dễ xảy ra chuyện người bị mất tích, những nỗ lực tìm kiếm dù là xác nạn nhân cũng không mấy đem lại kết quả. Người ta đồn rằng, thi thể những kẻ xấu số được chôn giấu trong những hầm mộ mà chính quyền Pháp không tài nào biết. Ông Bolshakov cho rằng, đó là điều hoàn toàn có thể bởi những hầm mộ tương tự được phát hiện cách đó không lâu, tức vào đầu thế kỷ trước, trong khu Hoa kiều ở San Francisco sau một trận động đất.

Sài Gòn, 1906 - Sputnik Việt Nam
Giáo sư Nga đã nhầm lắm chăng?
Nhà nghiên cứu Bolshakov tỏ thái độ bất bình về việc chính quyền Pháp giành độc quyền buôn bán thuốc phiện. Theo ông, tại Sài Gòn nhiều người châu Âu và hầu hết các sĩ quan Pháp đều hút a phiến. Luật cấm bán thuốc phiện cho người châu Âu, nhưng tồn tại khá nhiều tiệm hút phục vụ bí mật. Trong khi đó, quan sát của du khách Nga cho thấy chính quyền không cấm đoán mà còn khuyến khích người bản xứ dùng a phiến. Tình cảnh của những ai đâm đầu vào bàn hút thật thê lương. Ông Bolshakov kết luận rằng, sự lũng đoạn thuốc phiện là một điều ô nhục cho nước Pháp!

Con mắt của ông Bolshakov không bỏ qua những tương phản giữa cuộc sống của cộng đồng Âu châu và người dân các vùng lân cận Sài Gòn. Ông viết, đó là hai thế giới riêng rẽ. Nếu người bản xứ trong khả năng của mình cố gắng đồng hóa khác biệt và tìm kiếm sự hài hòa giữa hai nền văn minh thì trái lại, người châu Âu không tỏ ra hồ hởi, thậm chí lạnh lùng với công việc này. Ông Bolshakov thấy rất đau lòng về thực tế rằng, người Việt có thể có học vấn và tài năng, nhưng không tránh khỏi sự tồn tại cô độc và bị miệt thị.

"Người châu Âu không tiếp nhận họ vào cộng đồng ở đây và chẳng coi trọng vai trò của người Việt. Dị biệt về đời sống tinh thần giữa những người da trắng và dân bản xứ là một sự thật đáng buồn", — nhà khoa học Nga Bolshakov đã viết như vậy trong bài bút ký về Sài Gòn trong năm 1912.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала