"Tôi không thấy những thay đổi mang tính cách mạng trong văn kiện này, Giáo sư Kolotov nói. Và đây là một dấu hiệu tích cực, phiên bản mới chính sách đối ngoại cho thấy rằng, Nga là một đối tác dễ dự đoán, đáng tin cậy, chủ trương phát triển các mối quan hệ bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước. Chương 90 của tài liệu này nói cụ thể về khu vực Đông Nam Á, và đứng vị trí thứ nhất là Việt Nam — đối tác lâu đời nhất và đáng tin cậy nhất của Nga trong số các nước trong khu vực. Bằng cách này Nga một lần nữa nhấn mạnh ý muốn xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam".
Tuy nhiên, — giáo sư Kolotov nói, — công việc sẽ tốt hơn nếu những lời tuyên bố tốt đẹp được thể hiện bằng những hành động cụ thể. Nga và Việt Nam có mối quan hệ truyền thống tuyệt vời và đáng tin cậy trong nhiều lĩnh vực: chính sách đối ngoại, ngoại giao, kỹ thuật — quân sự. Có thể liệt kê rất nhiều lĩnh vực mà Nga và Việt Nam không có vấn đề gì cả. Khác với Trung Quốc, Nga không có tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam. Nga không gây áp lực lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo. Khác với Hoa Kỳ, Nga không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đáng lẽ Nga có thể trở thành một đối tác của Việt Nam có ưu tiên cao hơn so với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, kim ngạch thương mại giữa hai nước đó và Việt Nam là lớn gấp nhiều lần so với kim ngạch thương mại Việt — Nga. Chỉ số này hoàn toàn không tương xứng với mức độ hợp tác phải có giữa hai nước chủ trương phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Theo Giáo sư Kolotov, nếu nói về quan hệ kinh tế thương mại thì trong nhiều thập kỷ qua, cả từ phía Nga và từ phía Việt Nam những lời tuyên bố tốt đẹp là nhiều hơn hành động cụ thể.
Theo giáo sư Kolotov, một bước đi tích cực theo hướng này là sự phát triển của Hiệp định thành lập FTA giữa Việt Nam và EAEU, văn kiện đã đi vào hiệu lực vào đầu tháng Mười. Phương Tây đã nỗ lực ngăn không để thực hiện dự án hội nhập kinh tế trên không gian hậu Xô Viết. Bốn năm trước, Hillary Clinton đã tuyên bố rằng, Hoa Kỳ sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn chặn dự án này hoặc cản trở quá trình thực hiện nó. Kết quả của nỗ lực này là các sự kiện bi thảm ở Ukraina. Chuyên gia Kolotov cho rằng, họ cũng đã gây áp lực cho Việt Nam, ép Việt Nam không được gia nhập khu vực thương mại tự do với các nước EAEU. Mà bây giờ Hiệp định này được gửi gắm niềm tin và hy vọng sẽ nâng tầm mối quan hệ Việt-Nga để mối quan hệ này trên thực tế là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện như điều đó được ghi trong khái niệm chính sách đối ngoại mới của LB Nga.