Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Việt Nam đáp trả Trung Quốc ở Biển Đông

© Sputnik / Alexander Vilf / Chuyển đến kho ảnhThành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam và Biển Đông, mối quan hệ thương mại của Việt Nam với EU, việc tăng cường mối liên hệ giữa Hà Nội và Vatican, một trong những kho dự trữ nhôm lớn nhất thế giới ở Vũng Tàu, cứu vãn bờ biển Việt Nam, tương lai của các đồn điền cà phê Việt Nam.

Đây chỉ là một số chủ đề liên quan đến Việt Nam trong các phương tiện truyền thông quốc tế xuất hiện trong những ngày gần đây. Sau đây là chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài."

Theo tin của đài "Tiếng nói Hoa Kỳ", Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế (CSIS) của Mỹ khẳng định rằng,Việt Nam đã kéo dài đường băng trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa từ 760 m lên đến 1.005 m, đường băng kéo dài sẽ giúp cho các máy bay Việt Nam theo dõi tình hình ở Biển Đông. Theo các dữ liệu của CSIS dựa trên hình ảnh từ vệ tinh, Việt Nam cũng xây dựng các nhà để máy bay. Đây là cách đáp trả của Việt Nam phản ứng hành động của Trung Quốc tạo ra cơ sở hạ tầng quân sự trên quần đảo Trường Sa. Đài "Tiếng nói Hoa Kỳ" cho biết,. Việt Nam đã hoàn thành các công việc cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng trên 27 hòn đảo nhỏ ở Biển Đông. Về mặt này Việt Nam vượt trước các quốc gia khác tham gia cuộc tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, bài báo viết.

Đại sứ Việt Nam tại Bỉ đã phát biểu trước các nghị sĩ Wallonia — một trong ba vùng quan trọng nhất của đất nước này để giới thiệu với họ những lợi ích của hiệp định thương mại EU — Việt Nam. Đây là tin của tờ báo "Politico". "Thỏa thuận này sẽ tạo khả năng cho các nhà sản xuất châu Âu tiếp cận thị trường tiêu dùng 90 triệu dân.Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Việt Nam nói rằng, nền kinh tế của quốc gia này trong khu vực Đông Nam Á tăng trưởng 6-7% mỗi năm, và nhu cầu về các thứ hàng nhập khẩu đang gia tăng. Việt Nam đặc biệt chú ý đến Wallonia bởi vì chính vùng Wallonia đã phản đối mạnh mẽ việc ký kết thỏa thuận kinh tế và thương mại của EU với Canada (CETA). Yêu cầu chính của Wallonia  - hệ thống bảo vệ đầu tư cho phép các nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện chính phủ quốc gia — đã được đưa vào thỏa thuận với Việt Nam.

Tờ Asia Times đăng tải một bài dài về lịch sử quan hệ giữa Hà Nội và Tòa Thánh. Bài báo được chuẩn bị  nhân dịp chuyến thăm gần đây đến Vatican của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang. Tờ báo nhấn mạnh rằng, kể từ năm 2007 đây là lần thứ sáu nhà lãnh đạo Việt thứ đến thăm Vatican.Việt Nam trong số ít quốc gia có thể tự hào với điều đó, tờ báo ghi chú. Đây là một dấu hiệu về việc cải thiện đáng kể mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Hà Nội, mặc dù hai bên vấn còn xa từ việc thiết lập quan hệ ngoại giao, bài báo cho biết. Chuyến viếng thăm Việt Nam của Đức Giáo Hoàng có thể thay đổi tình hình, và đó là ý muốn ba vị giáo hoàng cuối cùng, nhưng vẫn chưa có lời mời chính thức từ Hà Nội. Lý do chính cho sự do dự này là ban lãnh đạo Hà Nội không muốn gây khó chịu cho Bắc Kinh, vì Trung Quốc có mối quan hệ phức tạp hơn nhiều với Vatican, tờ Asia Times viết. Mặc dù có tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực tự do tôn giáo, số lượng lớn tín hữu Công giáo Việt Nam — hơn 6 triệu người — muốn tham gia tích cực hơn nữa vào cuộc sống của đất nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực y tế và giáo dục.

Theo tin của tờ báo có uy tín The Wall Streer Journal,tại cảng Vũng Tàu của Việt Nam hiện có kho nhôm lớn nhất thế giới — các lô hàng nhôm ép. Kể từ đầu năm 2015 khoảng 1,7 triệu tấn nhôm ép trị gía 5 tỷ USD đã được vận chuyển đến Việt Nam từ Mexico, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Lượng hàng chuyển đi lớn bất thường này đã khiến nhiều chuyên gia trong ngành công nghiệp nhôm lo ngại về những ảnh hưởng tới thị trường và giá nhôm thế giới. Những giao hàng này có liên quan đến người giàu nhất Trung Quốc Liu Zhongtian, Chủ tịch của tập đoàn nhôm khổng lồ China Zhongwang, cũbng như đến gia đình và các đối tác của ông. Xuất khẩu phôi nhôm Trung Quốc vào Mỹ bị áp thuế chống bán phá giá tới 374%, trong khi mức thuế cho mặt hàng này có xuất xứ từ Việt Nam chỉ vào khoảng 5%. Mặc dù đại diện của tập đoàn Zhongwang phủ nhận mối liên quan tới kho nhôm tại Việt Nam, nhưng, nhà tài phiệt Trung Quốc và tập đoàn của ông là đối tượng điều tra do hãng luật Boyden Gray & Associates có uy tín thực hiện, bài báo cho biết.

Hai ngành mang lại lợi nhuận cao nhất của nền kinh tế Việt Nam — ngành du lịch và ngành sản xuất cà phê đang bị đe dọa nghiêm trọng. Đây là nội dung các bài viết đăng tải trên tờ The Christian Science Monitor và trang điện tử Mongabay. Năm ngoái, doanh thu du lịch lên tới 7% ngân sách của đất nước, đến năm 2020 con số này phải lên đến 10%. Nhưng, biến đổi khí hậu tạo mối nguy cơ đe dọa nghiêm trọng ngành du lịch Việt Nam. Bão lũ nhiều và mạnh mẽ hơn làm cho mực nước biển dâng kèm theo ảnh hưởng của bão và gây ngập lụt ở các vùng ven biển kéo dài nhiều ngày, phá hoại những bãi biển đã từng thu hút số lượng lớn khách du lịch, ví dụ như bãi biển Cửa Đại, gây thiệt hại cho di tích lịch sử và văn hóa, như đã xảy ra với thành phố Hội An được đưa vào danh sách Di sản Văn hóa của UNESCO. Như dự kiến, đến cuối thế kỷ XXI mực nước biển dâng đến 1/3 công viên quốc gia của đất nước và gần 1/4 khu vực có tính đa dạng sinh học.

Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê robusta. Tuy nhiên, do sự nóng lên toàn cầu mùa khô có thể kéo dài, điều đó tạo nguy cơ đến năm 2050 Việt Nam có thể bị mất một nửa diện tích trồng cây cà phê, mà đây là một thảm họa cho ngành này. Người Việt Nam sẽ phải phá rừng để tăng diện tích trồng trọt, chuyển những đồn điền cà phê tới các khu vực khác, ít khô cằn. Theo thông tin trên trang Mongabay.com, các tổ chức quốc tế đang tìm cách để giải quyết vấn đề này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала