Cuộc hội đàm với ông Shinzo Abe đã bắt đầu tại quê hương của Thủ tướng Nhật Bản — thành phố Nagato, tỉnh Yamaguchi, và tiếp tục vào ngày hôm sau tại văn phòng người đứng đầu Chính phủ ở Tokyo.
Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận mặt đối mặt trong một tiếng rưỡi các vấn đề về quan hệ Nga-Nhật Bản, bao gồm cả triển vọng của một hiệp ước hòa bình và tranh chấp lãnh thổ liên quan tới bốn hòn đảo phía Nam Kuril.
Kết quả là việc ký kết 68 thỏa thuận về hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả quỹ liên doanh đầu tư với số vốn lên đến 1tỷ USD, chế độ thị thực dễ dàng của Nhật Bản cho công dân Nga, và quan trọng nhất — như đã được phản ánh trong tuyên bố chung về sự hiểu biết lẫn nhau hướng tới mục tiêu chính: giải quyết tranh chấp lãnh thổ và một hiệp ước hòa bình.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng hiệp ước hòa bình với Nhật Bản là nhiệm vụ quan trọng nhất của mối quan hệ song phương.
Theo ông Putin, nếu cả hai bên " tiến hành các bước đúng đắn theo kế hoạch do Thủ tướng đề xuất — ông đề nghị việc tạo ra một cấu trúc riêng biệt cho hoạt động kinh tế trên các đảo, ký thỏa thuận liên chính phủ, tạo ra cơ chế tương tác", sau đó trên cơ sở này có thể tạo ra điều kiện cho phép đưa ra quyết định cuối cùng về một hiệp ước hòa bình. Đồng thời, ông Abe thừa nhận rằng " nguyên tắc của Nhật Bản về bốn hòn đảo phía bắc (nam Kurile) vẫn không thay đổi, nhưng các hoạt động kinh tế chung không ảnh hưởng đến nguyên tắc này".
Theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Viện Viễn Đông (IFES) Valeri Kistanov, "đối với ông Abe không có giải pháp chính trị cao hơn ngoài việc quyết định vấn đề này. Tất nhiên, Thủ tướng có những vấn đề, mục đích và mục tiêu khác. Có những câu hỏi về tương lai mối quan hệ với Hoa Kỳ. Có những vấn đề lãnh thổ với Hàn Quốc và Trung Quốc, mà thậm chí không có giải pháp nào được xem xét. Và theo ý kiến cá nhân của tôi nếu Tổng thống Putin và Thủ tướng Abe ký một hiệp ước hòa bình, thì hành động này sẽ xứng đáng với giải thưởng Nobel Hòa bình".
Theo ủy nhiệm của hai nhà lãnh đạo, chuyên viên Bộ ngoại giao và các Bộ khác của hai nước sẽ cùng nhau làm việc giải quyết các vấn đề về điều kiện và hình thức hoạt động kinh tế chung trên bốn hòn đảo Nam Kuril. Điều này áp dụng đối với ngành đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, du lịch, y học, sinh thái học và nhiều ngành khác. Hành động sẽ được thực hiện trên cơ sở luật pháp Nga, nhưng dự kiến sẽ xây dựng hình thức quản lý chung.