Trong năm 2017 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh hơn các nước khác

© AFP 2023 / Hoang Dinh Namngành công nghiệp dệt may Việt Nam
ngành công nghiệp dệt may Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những thành tựu của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2016 và triển vọng cho năm 2017. Đây là chủ đề chính của các bài báo về Việt Nam trong các phương tiện truyền thông quốc tế vào những ngày cuối năm. Sau đây là chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
GDP Việt Nam năm 2016 tăng 6,21%, không đạt mục tiêu đề ra
Theo Văn phòng Thống kê Trung ương, trong năm 2016 tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả năm đạt  6,2%. Theo báo cáo của Fox News, chỉ số này giảm  0,5% so với năm 2015. Nguyên nhân của điều đó là xu hướng không thuận lợi suy thoái kinh tế toàn cầu và một loạt thiên tai và sự cố môi trường. Nạn hạn hán kỷ lục trong 100 năm qua và xâm nhập mặn của nước biển vào sông đã gây thiệt hại lớn cho đồng bằng sông Cửu Long — vựa lúa chính của Việt Nam. Thảm họa sinh thái tại tỉnh Hà Tĩnh do lỗi của nhà máy ngũ kim Formosa (Đài Loan) đã đổ ra biển hóa chất độc hại, "đầu độc" khu vực khai thác thủy sản và du lịch.

Lần đầu tiên trong 4 năm qua đã ghi nhận sự sụt giảm trong kinh tế Việt Nam, tờ The Star Online cho biết. Tuy nhiên, đất nước này vẫn đạt được kết quả rất tốt. Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới. Ở Việt Nam khối lượng xuất khẩu hàng hóa đã tăng lên, trong khi đó sự suy thoái trong thương mại toàn cầu đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến Singapore và Trung Quốc. Việc thành lập trong nước các doanh nghiệp khổng lồ như Samsung Electronics Co, biến Việt Nam thành một trung tâm quốc tế sản xuất hàng điện tử. Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo trong năm 2017 nhịp độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ tăng 6,3 %. Đây là báo cáo của Bloomberg.

"Sự tăng trưởng mạnh mẽ sẽ tiếp tục trong vài năm tới. Việt Nam sẽ tăng thị phần xuất khẩu trên quy mô toàn cầu và sẽ thách thức Trung Quốc trong lĩnh vực này. Các công ty nước ngoài sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lực lượng lao động giá rẻ và trình độ cao. Đất nước này có triển vọng rất tươi sáng, đây là một trong những nền kinh tế lớn nhất ở châu Á "- tờ báo dẫn ra ý kiến của ông Frederic Neumann, đồng giám đốc trung tâm nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC Hongkong.

thị trường cổ phiếu - Sputnik Việt Nam
Giới đầu tư đặt cược vào thị trường cổ phiếu Việt Nam
Trong một bài báo khác Bloomberg viết rằng, chính bởi vậy các nhà đầu tư đang đặt cược vào Việt Nam. Lần đầu tiên trong 2 năm qua, cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam được định giá cao hơn so với cổ phiếu của các nước láng giềng trong khu vực. Kết quả này được bảo đảm bởi các chỉ số kinh tế vĩ mô tốt của nền kinh tế Việt Nam và sự ổn định chính trị trong nước, trong khi những nước khác trong khu vực đang đối mặt những thay đổi chính trị và khủng hoảng kinh tế, bài báo ghi chú và viết rằng,"Bây giờ là thời điểm tốt để đầu tư vào Việt Nam, bởi vì chính phủ nước này đang thực hiện quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất."

Nhưng, bất chấp những kết quả ấn tượng, Việt Nam có thể đang "gieo mầm mống một cuộc khủng hoảng tiếp theo", trang tin Business Insider nhận xét. Và điều này có liên quan tới chính sách tiền tệ nới lỏng. Trong năm 2016, tín dụng Việt Nam tăng trưởng nóng lên tới 20%, do đó hiện tượng gia tăng "nợ xấu" là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng của nước này vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau cuộc khủng hoảng năm 2011. Các chuyên gia của tập đoàn tài chính lớn nhất của Thụy Sĩ — Credit Suisse cho rằng, chính sách của Tổng thống đắc cử Mỹ cũng có thể tạo ra nguy cơ đe dọa nền kinh tế Việt Nam. Trong năm tới VND có thể giảm 4 đến 5% so với USD. Sự suy giảm đầu tư phạm vi toàn cầu cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ngành thương mại. Và cuối cùng, các cuộc cải cách có thể bị dừng lại hay chậm trễ do việc "đóng cửa" dự án hợp tác xuyên Thái Bình Dương, mà Việt Nam là người thụ hưởng chính của thỏa thuận này.

Tạp chí Vogue chuyên về thời trang và phong cách ăn mặc cũng đề cập đến chủ đề TPP. Trong khi Donald Trump kịch liệt phản đối dự án TTP và kêu gọi từ bỏ việc sản xuất hàng hóa ở nước ngoài để tạo ra công ăn việc làm và tăng lương cho người Mỹ, hầu hết hàng hóa hiệu Ivanka Trump có xuất xứ từ nước ngoài, cụ thể từ Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam, bài báo ghi chú.

Ông Đinh Thế Huynh, Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Đảng CS Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Đại hội lần thứ 12 của Đảng CS tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Ban lãnh đạo Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền và môi trường của đất nước

Theo ý kiến của các độc giả Facebook Sputnik Việt Nam, một trong những sự kiện quan trọng nhất trong năm sắp qua là thảm họa môi trường tại tỉnh Hà Tĩnh do lỗi của nhà máy ngũ kim Formosa (Đài Loan). Các tỉnh miền Trung Việt Nam bị ảnh hưởng bởi thảm họa sinh thái phải mất ít nhất một thập kỷ để khắc phục hậu quả, Reuters viết. Bộ Tài nguyên và Môi trường của Việt Nam tuyên bố rằng, các nhà lãnh đạo Formosa đã vi phạm pháp luật và cam kết của họ để nhận được giấy phép xây dựng nhà máy, mà xí nghiệp này có thể trở thành nhà máy thép lớn nhất Đông Nam Á. Đến nay, theo dữ liệu của Bộ, Formosa đã xử lý 50 trong tổng số 53 hành vi vi phạm. Song, hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất dẫn đến sự ngộ độc biển ở Việt Nam có thể được xử lý không sớm hơn năm 2019, vì nó đòi hỏi thay đổi công nghệ xử lý cốc, mà công nghệ mới là đắt tiền hơn.

Với bản tin này chúng tôi kết thúc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài" cuối  cùng  trong năm nay. Các bạn độc giả thân mến! Chúc mừng năm mới 2017 sắp đến! Hy vọng rằng, năm mới sẽ mang lại cho chúng ta những thông tin tốt lành.

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала