125 năm trước Việt Nam lần đầu suy nghĩ về việc xích lại gần Nga

© Flickr / manhhaiHà Nội. Quảng trường Paul Bert 1892-1926
Hà Nội. Quảng trường Paul Bert 1892-1926 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào cuối thế kỷ 19 Việt Nam biết rất ít về Nga.

Tuy nhiên, chính khi đó nhóm người Việt Nam lần đầu có ý định để số phận của đất nước mình được gắn liền với Nga. Để có như vậy, họ đã lên kế hoạch sang gặp Nga Hoàng mà con trai của ông, người thừa kế ngai vàng Nikolai vào năm 1891 đã ở thăm Sài Gòn trong một vài ngày. Những người Việt đó là ai? Họ mong đợi những kết quả nào từ cuộc gặp đó? Báo cáo của đại sứ Nga tại Bắc Kinh khi đó giúp trả lời những câu hỏi này.

Вид на бухту Камрань во Вьетнаме - Sputnik Việt Nam
125 năm trước đây, du khách Nga đã dự đoán tương lai Việt Nam như thế nào?

Trong năm 1892, đại sứ Nga tại Bắc Kinh đã báo cáo cho Bộ Ngoại giao rằng, ba vị quan lại Việt Nam đã than phiền với ông về các loại sưu thuế nặng nề mà chính phủ Pháp áp dụng đối với Việt Nam. Việt Nam không thể chịu được loại thuế cao như vậy, nhân dân bất mãn và ngày càng căm ghét sự bảo hộ của Pháp.

Nhà ngoại giao Nga cho biết rằng, các vị quan lại Việt Nam đã ba lần yêu cầu chính quyền trung ương của Trung Quốc, nhưng, không đạt được kết quả nào cả. Không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì trước đó Trung Quốc đã không chỉ một lần thất bại trong tranh chấp với các cường quốc châu Âu, và họ không có ý định gây nên xung đột mới với Pháp vì Việt Nam. Trong tình huống này, theo các vị quan lại, vua Việt Nam và các cố vấn của ông quyết định nhờ Nga hoàng giúp đỡ. Họ đề nghị Nga bảo trợ cho Việt Nam. Các vị quan lại Việt Nam xin nhà ngoại giao Nga cấp cho họ giấy tờ để đến Nga gặp Nga Hoàng trình bày nguyện vọng của mình.

Đại sứ Nga tại Trung Quốc đã biết được rằng, các vị quan lại Việt Nam hướng đến ông không phải là sứ giả của triều đình ở Huế mà là đại diện của phong trào yêu nước chống Pháp của An Nam. Tất nhiên, họ là đại diện của phong trào "Cần Vương", mà các nhà lãnh đạo của phong trào này đã nhiều lần tiếp xúc với chính quyền các tỉnh biên giới phía Nam  của Trung Quốc. Báo cáo của đại sứ  Nga tại Trung Quốc là một bằng chứng thuyết phục cho thấy rằng, các nhà lãnh đạo của phong trào Cần Vương đã tìm hỗ trợ từ các cường quốc khác.

Napoleon - Sputnik Việt Nam
Ai đã "khám phá" Nga cho Việt Nam và khi nào?

Nhưng, đại sứ Nga đã bác bỏ đề xuất của các vị quan lại. Đồng thời ông cũng nêu lý do là Nga không có bất kỳ lợi ích chính trị nào tại Việt Nam.

Xin nhắc lại rằng chuyện này đã xảy ra vào năm 1892. Và 30 năm sau đó, Nga có lợi ích chính trị tại Việt Nam: các nhà cách mạng Việt Nam đầu tiên bắt đầu đến học tập tại Matxcơva. Ngày nay, chúng ta đều biết quan hệ giữa Nga và Việt Nam, hiện nay là đối tác chiến lược, đã phát triển như thế nào.

Nhưng dù sao đi nữa chúng ta cũng vẫn tự hỏi: mối quan hệ giữa hai nước chúng ta sẽ phát triển như thế nào, nếu đại sứ Nga cấp các giấy tờ cần thiết cho các vị quan lại Việt Nam để họ sang gặp Nga Hoàng từ cái năm 1892 ấy?  Tuy nhiên, đó là điều thuộc lĩnh vực tưởng tượng. Còn loạt bài "Nhìn lại ngày hôm qua" của chúng tôi chỉ nói về các sự kiện thực tế từng xảy ra trong lịch sử.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала