Ai đã "khám phá" Nga cho Việt Nam và khi nào?

© Sputnik / RIA Novosti / Chuyển đến kho ảnhNapoleon
Napoleon - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thông tin đầu tiên về Việt Nam xuất hiện ở Nga vào giữa thế kỷ XVII.

Lãnh thổ quốc gia được đánh dấu khá chính xác trên quả địa cầu của Sa hoàng Alexei Romanov, cha Piotr Đại đế. Người Nga được biết chi tiết hơn về Việt Nam vào năm 1783, qua bút kí công bố ở Moskva của một thương gia Hà Lan từng làm việc tại Bắc Bộ. Vậy người Việt Nam biết đến nước Nga khi nào và qua ai?

Nhà bác học Lê Quý Đôn chính là người đầu tiên "khám phá" nước Nga cho đồng bào mình. Trong một bài viết, ông có nhắc đến quốc gia có tên là Nga, dù chỉ dừng lại ở đó. Bốn thập kỷ sau, linh mục Philip Bỉnh đã cho biết những thông tin chi tiết hơn tuy ông cũng chưa từng đến Nga.

Năm 1940, Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Lần đầu tiên trục xuất người Việt từ Nga: Chuyện hư cấu

Ông là linh mục Công giáo thuộc một giáo xứ Dòng Tên ở Việt Nam. Dòng đạo bị cấm, ông quyết định tìm cách bảo vệ quyền lợi của 120.000 giáo dân thuộc các giáo xứ Dòng Tên. Năm 1796, linh mục Philip Bỉnh đã đến châu Âu với hy vọng gặp gỡ các bậc vua chúa và nhân vật hàng đầu trong giáo hội. Ông được tiếp kiến quốc vương Bồ Đào Nha với vai trò phái viên Kitô hữu chính thức của An Nam.

Ba mươi sáu năm cuối đời, linh mục Bỉnh sống tại Bồ Đào Nha. Ông nghiên cứu các tác phẩm văn học, lịch sử và thần học, quan tâm đến vấn đề thương mại thế giới. Ông đã khuyến nghị Hoàng gia tổ chức các đồn điền chè ở Brazil, khi ấy còn là thuộc địa của Bồ Đào Nha. Mặc dù bản thân ông không thể quen với thực tế người Bồ Đào Nha "làm hỏng vị trà bởi thói quen uống pha đường."

Sống ở Bồ Đào Nha, linh mục Bỉnh đã chứng kiến nước này bị quân đội của Napoleon ​​chiếm đóng vào năm 1807. Vì vậy, ông chú ý theo dõi Cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1812 của nhân dân Nga chống cuộc xâm lăng của Napoleon, linh mục đồng cảm và chia sẻ niềm vui với chiến thắng của Nga.

Ông Philip Bỉnh viết: "Hoàng đế Pháp đã thân chinh dẫn quân vào Nga, mang theo các vị vua và hoàng tử họ mạc của ông, cùng những đội quân phương Tây. Nga hoàng không nghênh chiến mà hạ lệnh rút lui. Hoàng đế Pháp chiếm đóng thủ đô Nga và nhiều tỉnh lỵ. Nga đã giả vờ sợ hãi, không ra lệnh dàn trận vào mùa hè. Họ cố tình chờ đợi mùa đông thường có giá rét khốc liệt mà người phương Tây khó thể chống trọi. Và sự thất bại đã không xảy ra: Nga mới mở những cuộc tấn công ồ ạt. Chân tay các binh sĩ phương Tây bị lạnh cứng không thể cầm gươm, họ đã thua thảm hại, quân đội tan nát và nhiều tướng lĩnh thiệt mạng."

Linh mục Philip Bỉnh còn đề cập tới nước Nga trong phần ông mô tả đảo St. Helena, nơi ông đã dừng chân năm 1796 trên đường đi châu Âu.

Linh mục Bỉnh đã đề cập tới nước Nga trong phần cuốn sách mô tả đảo St. Helena mà con tàu đưa ông đến châu Âu đã từng neo lại năm 1796.

"Hòn đảo này trở thành chốn lưu đày của Napoleon, người từng là hoàng đế Pháp và xâm lược cả châu Âu. Vì thế mà năm 1814, Sa hoàng Nga và vua các nước đã bắt giữ ông ta. Nhưng Bonaparte trở lại ngai vàng, thế là Sa hoàng Nga một lần nữa thực hiện cuộc viễn chinh tới Pháp, bắt giam Bonaparte và đày ông sống lưu vong tại St. Helena."

Xưởng in của Sở Địa dư 1986-1900 - Sputnik Việt Nam
Nhà báo Nga đến Việt Nam: Thán phục gì và bất bình vì sao?
Trong phần cuốn sách ghi lại những suy ngẫm của linh mục Philip Bỉnh về xung đột quân sự và mưu đồ chính trị ở châu Âu thời Napoleon, ông đã đối chiếu sự tương phản giữa bầu không khí căng thẳng ở châu Âu và sự tồn tại hòa bình khi ấy của Nga và Trung Quốc.

Vào đầu thế kỷ XX nước Nga xuất hiện trong văn học nghệ thuật của Việt Nam. Ví dụ, bài thơ "Bài ca châu Á" kể Nga là một đất nước rộng lớn và giàu có, nhắc đến Vladivostok và St. Petersburg. Điều thú vị là ngày nay, tại hai thành phố này của Nga cũng như ở Moskva, tiếng Việt được nghiên cứu trong một số trường đại học.

Nga đã được đề cập trong trường thi "Câu chuyện năm châu lục." Tác giả người Việt chưa rõ tên lưu ý — "Không có quốc gia nào lớn hơn". Tác phẩm có một đáng kể viết về Nga hoàng Piotr Đại đế, những chiến thắng quân sự và nỗ lực cải cách của ông. Trường thi được viết cho các sinh viên trường giáo dục-xã hội Bắc Bộ với định hướng nuôi dưỡng lòng yêu nước. Từ những ví dụ cả lịch sử Nga, tác giả muốn thức tỉnh đồng bào khao khát cải cách vì lợi ích của quê hương.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала