Cùng với thời gian các máy bay Su-22 và Su-27 đã thay thế MiG. Theo bảng xếp hạng của Global Firepower 2016, hiện nay 3/4 phi đội chiến đấu cơ của Không quân Việt Nam là các máy bay sản xuất tại Nga. Và trong biên chế phi đội trực thăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam chủ yếu là các trực thăng của Nga.
Ngày nay, những đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại đang đặt ra những nhiệm vụ mới, và để giải quyết chúng phải có các loại thiết bị quân sự khác, — chuyên gia Igor Korotchenko của Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới cho biết. Vì vậy, trong những năm gần đây Không quân Việt Nam đặt cược vào máy bay Nga Su-30MK2. Theo ba hợp đồng, quân đội Việt Nam đã nhận được 32 chiếc máy bay.
"Máy bay "Su" và "MiG" có các thông số kỹ thuật khác nhau. MiG là máy bay chiến đấu chiến thuật nhẹ, còn "Su" là máy bay chiến đấu hạng nặng. Nó được trang bị tên lửa và bom mạnh hơn, có bán kính chiến sự lớn hơn. Ngoài vũ khí thông thường, máy bay này được trang bị tên lửa chống hạm có thể giải quyết nhiệm vụ đánh trúng mục tiêu trên biển. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường tranh chấp biển đảo và vùng thềm lục địa. Rõ ràng là Việt Nam đã lựa chọn máy bay chiến đấu "Su" do thực tế rằng loại máy bay hoàn hảo này có thể giúp đất nước đạt được mục tiêu ngày hôm nay là bảo vệ lợi ích quốc gia."
Theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam, Ấn Độ là nơi đào tạo phi công Việt Nam cho các máy bay này. Chuyên gia Igor Korotchenko giải thích rằng, trước hết, Việt Nam và Ấn Độ gần nhau. Điều kiện khí hậu mà các phi công Việt Nam bay cũng gần gũi với Ấn Độ hơn là với Nga. Và, tất nhiên, Ấn Độ có khối lượng lớn máy bay chiến đấu Su của Nga. Phi công Ấn Độ đã hoàn toàn làm chủ được chúng. Ngoài ra, phải nhớ rằng Ấn Độ và Trung Quốc có mối quan hệ phức tạp. Bằng cách giúp đỡ Việt Nam phát huy tiềm năng chiến đấu, cụ thể là đào tạo phi công quân sự, Ấn Độ cũng giải quyết vấn đề củng cố an ninh quốc gia của mình.
Các chuyên gia tại Hội chợ triển lãm hàng không Matxcơva ghi nhận rằng, MiG-35 là "ứng viên" hàng đầu thay thế cho khoảng 150 tiêm kích MiG-21 đã già cỗi và sắp hết hạn sử dụng của Không quân Việt Nam. Đây là loại máy bay tấn công đa chức năng có khả năng kiểm soát và tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu trên không, mặt đất và mặt biển.
Các máy bay "Su" và "MiG" thế hệ mới được trang bị tên lửa đối không tầm ngắn R-73 (Archer). Tên lửa có trọng lượng phóng 100 kg, tốc độ di chuyển tới 2.500 km/giờ và tiêu diệt mục tiêu ở độ cao đến 20 km.
Các máy bay mới của Nga cũng có thể được trang bị tên lửa X-59 lớp "không đối bề mặt" với đầu tự dẫn. Trong điều kiện sóng biển cấp 6, tầm bắn xa nhất của tên lửa đối với mục tiêu lớn như tàu tuần dương, tàu khu trục là 285 km, mục tiêu cỡ nhỏ hơn — ca nô, xuồng máy — 145 km. Xác suất trúng mục tiêu cỡ lớn như tuần dương, khu trục hạm là khoảng 90%, ca nô — từ 70 đến 93%. Một quả tên lửa là đủ để tiêu diệt mục tiêu cỡ nhỏ như ca nô. Hai quả tên lửa là đủ để tiêu diệt tàu tuần dương hoặc tàu khu trục.
Các máy bay chiến đấu và trực thăng của Không quân Việt Nam do Nga sản xuất còn được trang bị tên lửa X-35 Uran. Vũ khí có tốc độ cận âm với trọng lượng phóng 500 đến 600 kg, được thiết kế để tiêu diệt tàu với lượng giãn nước 5.000 tấn ở khoảng cách lên đến 300 km.
Việt Nam đã nhận được từ Nga thiết bị dẫn đường và hạ cánh cho các sân bay quân sự. Kỹ thuật cho phép xác định máy bay, dẫn máy bay tới địa điểm chỉ định và tổ chức hạ cánh 24/24 giờ không đòi hỏi sự có mặt thường trực của nhân viên không lưu.
Như trung tướng Lê Phúc Nguyên ghi nhận, trong sự hợp tác quân sự-kỹ thuật Nga-Việt không có gì trục trặc. Nga đang tiếp tục những truyền thống tốt đẹp từ thời Liên Xô về hợp tác kỹ thuật quân sự với Việt Nam, giúp Việt Nam tăng cường củng cố quốc phòng. Thông qua sự hợp tác này, Việt Nam có một cơ hội tuyệt vời để tăng cường tiềm năng quốc phòng. Các hợp đồng Nga bán vũ khí cho Việt Nam được thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ. Nga là đối tác đáng tin cậy của chúng tôi.