Phim ‘Kong: Skull Island’ vào chương trình nghị sự Thường vụ Quốc hội

© Ảnh : youtube.scxreenshotPhim ‘Kong: Skull Island’
Phim ‘Kong: Skull Island’ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo Chủ tịch Quốc hội, chúng ta quy định khu du lịch (KDL) có lượng khách lưu trú tối thiểu 500.000 lượt/năm mới được công nhận KDL quốc gia thì những nơi vừa quay phim Kong: Skull Island không bao giờ thành KDL quốc gia được.

"Còn rất nhiều cô gái đẹp chưa ai đánh thức"

Góp ý dự luật Du lịch (sửa đổi) tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều nay, 14.3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng cần xem xét lại quy định về việc khu du lịch có lượng khách lưu trú tối thiểu đạt 500.000 lượt/năm mới được công nhận khu du lịch quốc gia.

Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng trên thế giới có những khu du lịch quốc gia nhưng hạn chế khách du lịch không cho đến nhiều, ví dụ rừng quốc gia nguyên sinh ở New Zealand, mỗi năm không cho quá 3.000 người vào để bảo đảm môi trường sinh thái. Tương tự, ở Việt Nam có hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) giá vé rất cao nhưng mỗi năm cũng khống chế số lượng khách thăm quan.

Kong: Skull Island. - Sputnik Việt Nam
Vì sao King Kong đã chọn Việt Nam làm nơi sinh sống?

"Chúng ta quy định thế này thì Phong Nha — Kẻ Bàng, những nơi rất đẹp vừa quay phim Kong: Skull Island không bao giờ thành khu du lịch quốc gia được. Đề nghị xem lại quy định này", Chủ tịch Quốc hội nói. Theo bà Kim Ngân, Việt Nam có nhiều cảnh đẹp như nhưng "nàng công chúa ngủ trong rừng" mà chưa có ai đánh thức. "Phim Kong: Skull Island mới đánh thức một phần thôi, còn rất nhiều cô gái đẹp chưa ai đánh thức", Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ ra thực tế buồn của du lịch Việt Nam là mặc dù thiên nhiên tươi đẹp nhưng du khách nhiều người không quay lại vì hạ tầng dịch vụ phục vụ du lịch yếu kém. Bên cạnh đó là thiếu văn minh hiếu khách để giữ chân du khách.

"Luật này làm ra phải làm sao giải quyết được những vấn đề đó", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Băn khoăn về tính khả thi của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch

Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội ông Phan Thanh Bình cho biết, dự thảo Luật đã đưa vào quy định liên quan đến Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.

Theo ông Bình, việc thành lập Quỹ đã được quy định tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16.1.2017 của Bộ Chính trị nhằm góp phần tích cực để giải quyết được khó khăn hiện nay của ngành du lịch. Theo đó, Quỹ sẽ huy động phần đóng góp của các đối tượng hưởng lợi từ hoạt động du lịch, huy động nguồn kinh phí từ xã hội hóa và cùng với một phần ngân sách nhà nước…

Về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định băn khoăn dẫn lại thực tế luật Du lịch trước đây từng quy định về vấn đề này nhưng 10 năm qua không thành lập được Quỹ vì không có nguồn.

Theo ông Định, dự thảo quy định Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước sẽ khó khả thi. Nếu quy định thế người ta sẽ nói của Nhà nước thì Nhà nước tự bỏ tiền. "Thực ra ở đây Nhà nước chỉ bỏ vốn mồi thôi, như Thủ tướng đã nói là ngân sách sẽ chi 200-300 tỉ đồng, còn lại huy động từ các nguồn khác. Quỹ phải có Hội đồng quản lý nhiều thành phần chứ không chỉ có Nhà nước. Không ai bỏ tiền để Nhà nước quản lý, muốn chia cho ai thì chia", ông Định nói. Cũng theo ông Định, các quy định hình thành Quỹ từ khoản thu trích từ phí thị thực nhập cảnh của khách du lịch, từ khách du lịch sử dụng dịch vụ lưu trú, từ phí tham quan… đều không khả thi, vì xung đột với luật Phí, lệ phí.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng tình với quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật. Theo Chủ tịch Quốc hội, việc lập Quỹ này để huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước nhưng phải đồng bộ phù hợp hệ thống pháp luật quản lý về thuế, ngân sách, tài chính… Chủ tịch Quốc hội đề nghị xem xét chỉnh sửa các quy định liên quan, "không để đưa ra rồi bị trùng hoặc mâu thuẫn với các quy định đã có".

Nguồn: Thanh Niên

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала