Hoa Kỳ lựa chọn Kalashnikov vì lý do hiển nhiên, giá rẻ hơn và đáng tin cậy hơn so với súng của Mỹ. Hơn nữa các cơ quan thực thi pháp luật địa phương đã quen sử dụng súng Nga. Vấn đề khó khăn là tập đoàn "Kalashnikov" nằm trong danh sách các công ty của Nga bị Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt. Nhưng, thực tế cho thấy, nguyên tắc Mỹ là hiện tượng hoàn toàn tương đối. Nếu có mong muốn mạnh mẽ, "bàn tay ảo thuật" và lợi ích kinh tế, bất kỳ biện pháp trừng phạt nào cũng có thể bị bỏ qua. Câu chuyện với Kalashnikov cũng không hề là ngoại lệ. Trong tháng mười hai năm ngoái, Washington dễ dàng khắc phục các biện pháp trừng phạt chống "Rosoboronexport". Khi đó, người Mỹ rất cần cảm biến quang-điện của Nga để chụp ảnh từ trên không. Thiết bị này thành công đến nỗi các nguyên tắc chính trị ngay lập tức bị rút xuống hàng thứ hai và thậm chí thứ ba. Một năm trước đó, Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với hợp đồng bảo trì máy bay trực thăng Mi-17 của Nga cho Afghanistan.
Tóm lại, trừng phạt không chỉ không mang lại kết quả. Nhiều khi các biện pháp đó còn gây ra phiền phức cho chính các công ty Mỹ. Bởi vậy, điều đó là vô nghĩa.