Chính bản thân xu hướng đổ lỗi những rắc rối nội bộ là do kẻ thù bên ngoài — không phải là điều mới mẻ đối với nền chính trị Mỹ, tác giả bài báo nhắc nhở. Việc đặt cược trên lý thuyết âm mưu và những lời buộc tội thiếu lòng yêu nước — là những tính năng chính của diễn ngôn trong quan hệ với Nga ngay từ khi khởi đầu cuộc khủng hoảng ở Ukraina.
Tuy nhiên, tất cả nỗi hoang tưởng này, như James Carden khẳng định, là một sự phân tâm khỏi thực tế: các chính sách kinh tế, thương mại và đối ngoại của đất nước có tác động tiêu cực đối với người dân Mỹ bình thường.
Việc "bùng nổ "bản địa hoá nỗi lo sợ Nga (Russophobia) đầy hoang tưởng sau cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2016 nhuốm màu một trận đại dịch, tác giả bài báo nhận xét. Tuy nhiên, cần phải nhìn thấy rõ sự khác biệt căn bản giữa thời kỳ những năm 50 của thế kỷ trước và tình hình hiện nay. Làn sóng phẫn nộ chính trị và đàn áp trong thời kỳ Joe McCarthy thúc đẩy cơn thịnh nộ của những người theo chủ nghĩa dân túy hướng vào tầng lớp thượng lưu.
Điều lạ lùng là cơn cuồng loạn chống Nga hiện nay có thể được coi là sản phẩm của sự oán giận khởi phát từ tầng lớp tinh hoa đang tức giận vì bà Clinton đã bại trận trước Trump, người ủng hộ chủ nghĩa dân túy. Ngoài ra, phe Dân chủ rõ ràng đang tìm cách đổ vấy trách nhiệm cho Nga, thì điện Kremlin đối với họ có vẻ là một mục tiêu thuận lợi.