Trước hết, Ted Ioho thừa nhận hành động của Washington về "kiềm chế và trừng phạt" Bắc Kinh chỉ có thể là đơn phương. Hoa Kỳ sẽ không có được sự ủng hộ của các cường quốc trong khu vực. Điều đó cắt giảm giới hạn hành động của người Mỹ tiếp cận kho vũ khí sẵn có ở địa bàn này.
Nghị sĩ Mỹ thử đưa ra phương án phản ứng của Hoa Kỳ với hành động đã hoàn tất của Trung Quốc về xây dựng đảo nhân tạo và kiến thiết cơ sở hạ tầng trên các đảo. Tác giả bài viết đề xuất phương án "trừng phạt" Trung Quốc. Nhưng biện pháp đó chỉ càng chọc giận Bắc Kinh, chứ không tác động được gì đến ý định của người Trung Quốc.
Trong số sáng kiến của nghị sĩ Mỹ có những phương án khác nhau về tiến hành cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Ý tưởng đầu tiên là áp đặt trừng phạt chống các công ty Trung Quốc liên quan đến việc xây dựng đảo. Tức là, cần đặt họ trước sự lựa chọn — tham gia xây dựng đảo nhân tạo, hay là tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường. Tuy nhiên, vai trò then chốt trong công việc bồi đắp đảo nhân tạo trên Biển Đông do công ty con của tập đoàn nhà nước Trung Quốc khổng lồ China Communications Construction Company đảm trách. Mà như một cơ cấu của Nhà nước công ty này sẽ buộc phải tuân thủ yêu cầu của Chính phủ nước mình. Biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ chống lại tập đoàn Nhà nước khổng lồ của Trung Quốc sẽ là sự khởi đầu một cuộc chiến tranh kinh tế thật sự với mọi hậu quả khó lường. Rồi nỗ lực của Hoa Kỳ để tấn công vào công ty và khối kinh tế không gắn với chủ đề các đảo, cũng sẽ dẫn đến cuộc chiến tranh thương mại và biện pháp trừng phạt lẫn nhau (và tiếp theo nhất định sẽ là cùng hủy bỏ trừng phạt). Kết quả là, người Mỹ chỉ "mất thể diện", chứ không đạt được gì.
Ý tưởng của Ted Ioho về hạn chế liên hệ quân sự với Trung Quốc, rút lại lời mời hạm đội Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2018, là trái ngược với tuyến chính sách của Hoa Kỳ từ trước đến nay về phát triển liên hệ quân sự với cường quốc châu Á này nhằm củng cố an ninh, sẽ làm giảm khả năng tiên liệu được với những sự cố nguy hiểm.
Thực sự nguy hiểm là kế hoạch phái tàu chiến Mỹ đến khu vực 12 dặm xung quanh các hòn đảo nhân tạo, phớt lờ quy tắc "lưu thông hòa bình". Trong trường hợp này, hoàn toàn có thể xảy ra phản ứng đáp trả cứng rắn của Bắc Kinh. Mà Hoa Kỳ thì đâu đã sẵn sàng cho sự phát triển sự kiện như vậy.
Nói chung, việc Hoa Kỳ áp dụng các chiêu thức "chiến tranh kinh tế" (như đã bộc lộ sự kém hiệu quả trong trường hợp với Nga), kèm theo những cử chỉ hiếu chiến ráo riết nhưng vô nghĩa, chỉ có thể khơi lên cơn "mệt mỏi từ Washington" trong toàn bộ khu vực Đông Á. Kết cục là, Hoa Kỳ sẽ lại một lần nữa… tự trừng phạt mình. Còn Trung Quốc sẽ nhận xung lực mới để thúc đẩy lợi ích của họ.