Pháo ray điện từ (railgun) sử dụng lực điện từ để phóng viên đạn, tạo ra sơ tốc tới 8.000km/giờ, và đạt tầm bắn 160-180 km. Trong khi đó, đạn HVP phá hủy mục tiêu nhờ vào động năng từ vụ va chạm tốc độ siêu cao. Đạn như vậy không cần đến chất nổ. Hải quân Mỹ có kế hoạch đến năm 2020 sẽ trang bị pháo ray điện từ cho các tàu khu trục lớp Zumwalt (DDG 1000) và các tàu tuần dương.
Chuyên gia quân sự Alexei Leonkov thuộc tạp chí "Kho vũ khí nước nhà" nghi ngờ rằng, những đặc điểm của "siêu vũ khí" chắc là không phù hợp với thực tế 100%.
"Trước đây Mỹ đã thử nghiệm đạn HVP trên pháo ray điện từ, đã bắn ra vài viên đạn và thông báo với toàn thế giới rằng, họ đã tạo ra "siêu vũ khí". Nhưng railgun là một đồ chơi đắt tiền. Nhân tiện xin nói luôn, tàu khu trục Zumwalt đã được thiết kế dành riêng cho pháo ray điện từ, và Mỹ vẫn có vấn đề với tàu lớp này. Có vẻ là ý tưởng trang bị đạn siêu tốc cho pháo thông thường đã xuất hiện để cứu vãn chương trình đó. Nhưng, xét theo mọi việc, những gì họ nói khó có thể phù hợp với thực tế. Họ chưa đạt được những kết quả vượt trội. Vâng, rất có thể tầm bắn xa đã lên đến 60 dặm, nhưng, chúng tôi vẫn chưa biết gì về độ chính xác, "- chuyên gia Alexey Leonkov cho biết trên trang Sputnik.
Theo ông, những câu chuyện về việc sử dụng đạn siêu tốc trên pháo thông thường chỉ là quảng cáo chứ không phải chương trình phát triển thực sự.
"Nếu đạn có độ sai lệch lớn, thì đây không phải là loại vũ khí có độ chính xác cao mà chỉ là một yếu tố gây hại ngẫu nhiên. Hiện nay Mỹ tiếp tục quảng cáo loại vũ khí mới. Nên nhận thấy dù chỉ một lần những kết quả thực tế, đạn siêu tốc có thể phá hủy những mục tiêu nào ở tầm xa. Sau đó, có thể rút ra kết luận về tính hiệu quả của "siêu vũ khí", — chuyên gia quân sự cho biết.