Trong giới truyền thông ở châu Á xuất hiện những bài viết về tác động của Brexit đối với ASEAN với dấu ấn quan tâm và lo lắng.
Thái độ như vậy là không cần thiết, mặc dù nó không phải là điều ngẫu nhiên. Việc Vương quốc Anh ra khỏi EU dường như không ảnh hưởng đến các mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa ASEAN và các thành viên của nó với lục địa châu Âu. Vai trò và vị trí của Vương quốc Anh như một quốc gia riêng biệt trong công việc của Đông Nam Á hiện nay là không đáng kể. Ngay cả những thuộc địa cũ của Anh là Singapore và Malaysia cũng đang giữ mối liên hệ khiêm tốn với London. Đối với các nước này, Anh không thể đóng vai trò cầu nối sang châu Âu.
Một số tác giả đã đưa ra suy luận rằng: ASEAN trong việc hình thành và phát triển của khối đã hướng tập trung đến một mức độ nào đó vào EU, sau sự kiện brexit, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cũng bắt đầu sụp đổ.
Tuyên bố này có vẻ quá vội vàng và thiếu luận chứng. Thật vậy, đối với các nước ASEAN và cả với EU, động lực cho hội nhập, trước hết, là các yếu tố kinh tế. Sau đó, cũng như ở châu Âu, các nước Đông Nam Á, trong khi cùng quy tụ vào một tổ chức duy nhất, sau nhiều năm đối đầu quân sự, họ mong muốn đạt được hòa bình, ổn định và hiểu biết lẫn nhau trong khu vực. Và nói chung, các nước ASEAN đã thành công trong vấn đề này. Bằng chứng rõ ràng của việc này là Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập cuối năm 2015.
Trong khi xây dựng một ngôi nhà chung, các nước Châu Âu có lẽ đã hơi quá gắng sức. Họ đã nhận vào Liên minh Châu Âu những nước thành viên có thông số rất khác biệt so với Pháp, Đức, Vương quốc Anh trong tất cả các khía cạnh, và trên hết, về mức độ phát triển kinh tế-xã hội. Ở đây đang nói về cựu các nước xã hội chủ nghĩa trước đây của châu Âu và các nước cộng hòa trước năm 1991 thuộc thành phần của Liên Xô. Các quốc gia này đã trở thành gánh nặng, kéo con tàu EU chìm xuống đáy.
Người châu Âu đã loại bỏ biên giới giữa các quốc gia, sử dụng đồng tiền chung, đã tạo ra các cấu trúc hành chính siêu quốc gia và áp đặt giải pháp của họ sang các nước EU. Người Anh bắt đầu thôi hài lòng đối với một trật tự như vậy. Chúng tôi lưu ý rằng trước đây nước Anh đã không phải luôn luôn tuân thủ quá trình chung. Ví dụ, họ vẫn duy trì đồng bảng Anh trong khi các nước châu Âu khác đã chuyển sang sử dụng một đồng tiền chung — đồng euro.
Vậy tại sao khi đó lại công bố những dự đoán về sự sụp đổ có thể của ASEAN? Thực tế là hiện nay, nhiều nhà khoa học xã hội, khoa học chính trị, xã hội học đang làm những việc không phải của họ — là tìm kiếm sự thật và xác định các quy luật phát triển xã hội, mà đóng vai trò của sĩ quan chiến tranh thông tin. Trong trường hợp này, mục đích của những người này là để gieo rắc mối hoài nghi giữa những chính trị gia và công dân bình thường của khu vực Đông Nam Á khiến cho họ không tin tưởng vào sức mạnh và sức sống của ASEAN. Những nhà phân tích giả hiệu và chủ nhân của họ hy vọng rằng dưới sức ảnh hưởng của những bài công bố như vậy trong giới truyền thông thì sự đoàn kết của ASEAN sẽ bị phá vỡ. Bằng cách tiếp cận riêng rẽ với từng nước ở Đông Nam Á, thì bất kỳ tay chơi ngoại bang nào, như Bắc Kinh chẳng hạn, sẽ dễ dàng hơn trong việc đàm luận và áp đặt ý muốn của họ. Trong số đó có cả các vấn đề tranh chấp Biển Đông.