Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Tổng thống Philippines đưa ra những tuyên bố mâu thuẫn nhau về vấn đề Biển Đông

© REUTERS / Kim Kyung-HoonTổng thống Duterte
Tổng thống Duterte - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong khi các nhà lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc đang chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên tại Mar-a-Lago, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đột nhiên “đổ thêm dầu vào lửa” cuộc tranh chấp lãnh thổ đã có vẻ giảm dần ở Biển Đông.

Trong chuyến thăm doanh trại thuộc Bộ Tư lệnh phía Tây của Lực lượng vũ trang Philippines, ông thông báo rằng, ông đã ra lệnh đưa người đến chiếm đóng và củng cố  các đảo Biển Tây Philippines (Biển Đông). Tuy nhiên, vào ngày 10 tháng 4, ông giải thích thêm rằng, trên các đảo này sẽ không có vũ khí tấn công. Liệu Tổng thống Philippines đang hành động theo chiến lược đã được cân nhắc kỹ lưỡng trong vấn đề Biển Đông? Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Anton Tsvetov phân tích vấn đề này trong bài bình luận cho Sputnik.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng về việc Tổng thống Philippines muốn củng cố thực thể ở Biển Đông
Ông Duterte không loại trừ rằng, trong ngày lễ Độc lập sắp tới (12.6), ông có thể tới đảo Pagasa (Trường Sa) để kéo quốc kỳ Philippines. Đảo Pagasa nằm cách bãi cạn Subi 14 hải lý. Đá Subi là một trong ba đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng để bố trí cơ sở hạ tầng quân sự mạnh nhất. Nhân tiện xin nhắc nhở về việc, trong chiến dịch tranh cử của mình ông Duterte cũng đã nói về ý định "giương cao cờ Tổ quốc" trên đảo tranh chấp. Có lẽ ông vẫn có ý định làm như vậy. Tổng thống Philippines lưu ý đến hành động của những nước khác, và nhấn mạnh rằng, cần phải duy trì chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, đồng thời nói về ý muốn của Philippines "làm bạn với mọi người".

Tuy nhiên, Bắc Kinh không tin vào điều đó. Nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã đưa ra những chỉ trích nhẹ nhàng, nói rằng, lời tuyên bố của ông Duterte đã gây ra sự lo lắng của Trung Quốc, và kêu gọi giải quyết các tranh chấp một cách "thích hợp" và làm việc cùng nhau để đảm bảo sự phát triển bền vững của mối quan hệ Trung-Philippines. Nói cách khác, bà khuyến khích cư xử nhẹ nhàng và cảnh báo về những hậu quả trong các lĩnh vực khác của mối quan hệ song phương.

Như thường lệ, tiếp sau đó đến lượt các đại diện khác của chính quyền  Manila giải thích thêm về nội dung này. Người phát ngôn của tổng thống Ernesto Abella và Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana đã cố gắng giảm nhẹ các phát ngôn của Duterte, họ tuyên bố rằng, Tổng thống đã nói về sự cần thiết phải củng cố các đảo, mà trên đó đã có cơ sở của Philippines, chứ không phải về việc chiếm đóng các đảo khác.

Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Philippines định “giương cao cờ Tổ quốc” trên đảo tranh chấp ở Biển Đông
Các chuyên gia luôn vất vả giải thích những tuyên bố của Duterte. Đôi khi ông nhận định rằng, đây chỉ là lời nói đùa, đôi khi ông nói điều gì đó mâu thuẫn với lời tuyên bố trước đây. Các nhà quan sát lưu ý rằng, ông Duterte thích phát biểu trước quân nhân, cảnh sát và đại diện các cơ quan công lực khác, khi đó ông thường đưa ra những tuyên bố cứng rắn. Tổng thống nhận thức được rằng, nếu ông nhượng bộ trong tranh chấp lãnh thổ để đổi lấy những khoản vay và đầu tư của Trung Quốc thì điều đó sẽ gây ra phản ứng tiêu cực của những người quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Philippines, đặc biệt là trong lực lượng vũ trang.

Vào tháng Năm, các nhà ngoại giao của Trung Quốc và Philippines sẽ thảo luận về thời gian thành lập một cơ chế tham vấn song phương về vấn đề Biển Đông. Theo truyền thống, các cuộc đàm phán song phương về vấn đề này được tổ chức theo "định dạng Trung Quốc", mà như vậy  rất dễ dàng gây áp lực lên một đối tác "yếu đuối" và có thể dễ dàng đảm bảo bí mật. Nếu tại cuộc gặp tháng Năm phía Philippines chấp nhận định dạng cuộc đàm phán, thì phe đối lập có thể cáo buộc Duterte "bán ra chủ quyền."

Vì vậy, bây giờ là thời gian để ngẫm nghĩ, đưa ra những tuyên bố đao to búa lớn về bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, và sau đó có thể ngồi vào bàn đàm phán. Không loại trừ khả năng,ở những giai đoạn tiếp theo của cuộc đàm phán Philippines sẽ đem phán quyết của Toà trọng tài Hague ra "mặc cả" với Trung Quốc. Tất nhiên, tất cả điều này có thể xảy ra nếu chúng tôi giả định đúng và ông Duterte có một chiến lược đã được cân nhắc kỹ lưỡng. Đáng tiếc, với các nhà lãnh đạo như ông, tình hình không phải luôn luôn như vậy.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала