Sự chậm trễ trong việc phân định ranh giới giữa Lào và Campuchia nguy hiểm như thế nào?

© AP Photo / Heng Sinithbiên giới giữa Lào và Campuchia
biên giới giữa Lào và Campuchia - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quan hệ Lào - Campuchia trở nên căng thẳng hơn do vấn đề phân định ranh giới.

Đến nay hai nước đã cắm được 121 cột mốc, nhưng 17% đường biên giới dài 500 km vẫn chưa được phân định. Cả hai quốc gia đang phát triển tích cực khu vực biên giới của mình, và ngày càng thường xuyên xảy ra những trường hợp khi một bên bắt đầu xây dựng những cơ sở tại khu vực chưa phân chia ranh giới, còn bên kia kêu gọi không vội vàng và hoãn những công việc xây dựng đến khi thông qua quyết định về phân định biên giới. Đôi khi có cả những hành động phô trương vũ lực.

Hun Sen - Sputnik Việt Nam
Campuchia – thêm một sàn đấu của Mỹ và Trung Quốc

Theo nhà chính trị học Nga, GS.TS Vladimir Kolotov, tình hình là khá nguy hiểm, đặc biệt không chỉ đối với Lào và Campuchia. Vì tình huống này liên quan đến các vấn đề địa chính trị của Đông Dương và Biển Đông.

"Tình hình ở hai quốc gia với đường biên giới chung, — chuyên gia Kolotov nói,  - có những đặc trưng như sau: Campuchia vẫn duy trì và thổi phồng tâm trạng bài Việt Nam, ở nước này Trung Quốc giữ vị thế mạnh. Còn ở Lào,Việt Nam giữ vị thế mạnh. Trung Quốc sẽ có lợi nếu những cuộc tranh chấp giữa lực lượng biên phòng và doanh nghiệp của Lào và Campuchia dẫn đến cuộc xung đột vũ trang. Bởi vì trong trường hợp này Việt Nam không thể tập trung hoàn toàn vào vấn đề Biển Đông".

Trung Quốc đã từng mấy lần sử dụng Campuchia như một công cụ để gây áp lực lên Việt Nam. Đủ để nhớ lại chế độ diệt chủng "Khmer Đỏ" đã được hậu thuẫn bởi Bắc Kinh, hãy nhớ rằng, theo lệnh của Bắc Kinh Campuchia đã ngăn ASEAN ra tuyên bố chung về Biển Đông. Khi Việt Nam bắt đầu chuẩn bị triển khai các đơn vị quân đội và các hệ thống tên lửa Israel tại một số địa điểm thuộc quần đảo Trường Sa, Trung Quốc lại một lần nữa thổi phồng tình hình căng thẳng tại Campuchia. Nếu lần này Trung Quốc lợi dụng tình huống phức tạp trên biên giới Lào — Campuchia, thì điều đó sẽ tăng thêm căng thẳng trong khu vực Đông Nam Á. Theo chuyên gia Kolotov, chắc là Việt Nam sẽ hỗ trợ Lào. Điều này sẽ dẫn đến một thực tế rằng, Việt Nam sẽ phải phân bố lực lượng cả ở phía Đông — phía biển, và ở phía Tây — phía Lào. Tức là, để cho Bắc Kinh tự do thực hiện tham vọng bá chủ ở Biển Đông.

Mộc Bài là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất phía Nam trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia - Sputnik Việt Nam
Căng thẳng biên giới Việt Nam - Campuchia cần cho ai?

Giáo sư Kolotov nói tiếp, cần phải nhớ rằng, ở Campuchia khá phổ biến phong trào hồi sinh đất nước với đường biên giới đã từng tồn tại dưới thời Đế quốc Angkor, mà một thiên niên kỷ trước vương quốc này đã chiếm lãnh thổ đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay đây là lãnh thổ của  Việt Nam với Thành phố Hồ Chí Minh và phần lớn lãnh thổ Lào. Ở Campuchia có ngày càng nhiều phần tử cực đoan muốn tách ra không chỉ một phần lãnh thổ Lào, mà còn phần phía Nam lãnh thổ Việt Nam, họ tuyên bố rằng, 8 triệu người Khmer cư trú ở đó đang bị đàn áp, áp bức. Đồng thời, phương Tây, chủ yếu là Mỹ, hỗ trợ cho dự án ly khai nhằm thành lập cái gọi là "Nhà nước Đềga độc lập" ở vùng núi trên biên giới Việt Nam, Lào và Campuchia. Điều đó có nghĩa là Việt Nam có thể mất 14 tỉnh, mà đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua các tỉnh này trong thời gian cuộc chiến chống Mỹ.

Nếu Trung Quốc và Mỹ cố gắng sử dụng các dự án đó vì lợi ích riêng của họ, thì đây sẽ là phương án tiêu cực nhất đối với Việt Nam — giáo sư Kolotov cho biết. Ông nhấn mạnh rằng, các công việc phân định biên giới Lào — Campuchia phải được hoàn tất càng sớm càng tốt.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала