Suốt một tuần người dân Mỹ Đức đã bắt giữ những nhân viên công an và cảnh sát làm con tin, tình hình đã là rất căng thẳng, — chuyên viên Anton Tsvetov từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược của Nga nhận xét trong bình luận dành riêng cho Sputnik.
Đã từ lâu đã có kế hoạch xây dựng một sân bay quân sự mới tại khu đất mà người dân Đồng Tâm đang sống và làm việc. Vào tháng Hai năm nay, tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu đã bắt tay thực hiện những công việc trên khu đất này, điều đó đã gây ra "tranh chấp lãnh thổ", có đối đầu giữa dân và chính quyền.
Suốt một tuần các quan chức đã áp dụng những nỗ lực để giải quyết tình hình với các con tin. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất tổ chức cuộc gặp gỡ với các đại diện xã Đồng Tâm tại một nơi cách xa hiện trường mấy chục cây số, nhưng họ khăng khăng đòi tổ chức cuộc gặp ngay trong xã. Chỉ sau khi quan chức cấp cao đến xã Đồng Tâm, đã có thể tổ chức cuộc đối thoại, kết quả là người dân thả các con tin bị bắt giữ, và người đứng đầu chính quyền thành phố cam kết xem xét, thanh tra lại nguồn gốc đất đang tranh chấp và không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm.
Có thể rút ra ba bài học quan trọng từ vụ việc này — chuyên gia Nga nhận xét. — Thứ nhất, cuộc biểu tình của người dân phản đối hành vi thực tế hợp pháp của chính quyền đã mang lại kết quả. Thứ hai, thành phố, đặc biệt là một đô thị có ý nghĩa quan trọng như Hà Nội, luôn là địa bàn thực thi chính sách công. Vụ việc
Vụ việc Đồng Tâm đã được phản ánh rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, có lẽ điều đó đã giúp giải quyết hoà bình vấn đề này và đảm bảo thái độ cực kỳ bình tĩnh của chính quyền Hà Nội. Các nhà chức trách và người dân tham gia biểu tình đã rút bài học, và từ nay báo chí sẽ thường xuyên hơn phán ánh các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu đất đai như đã từng xảy ra với chủ đề ô nhiễm môi trường sau sự cố xảy ra trong nhà máy Formosa hồi năm ngoái.