Mức sản xuất dầu ở Nga lên tới 11 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2016, đạt mức kỷ lục trong thập kỷ vừa qua, tờ báo ghi chú.
Trong khi đó, tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính những biện pháp trừng phạt này. Hồi tháng Tư, chính quyền Trump đã từ chối yêu cầu của Exxon Mobil đề nghị tránh ảnh hưởng lệnh trừng phạt đang được áp dụng với tập đoàn dầu khí Nga "Rosneft" đối với một số dự án hợp tác chung của hai tập đoàn trong việc tìm kiếm mỏ dầu ở Biển Đen.
Như vậy, ExxonMobil đã thất bại trong việc củng cố vị thế vững chắc tại một trong những mỏ dầu đầy hứa hẹn mới đây và duy trì lợi thế cạnh tranh mà công ty đã nhận được khi ký thỏa thuận vào năm 2011 với Nga về hợp tác phát triển nguồn dự trữ hydrocarbon trong thềm lục địa Biển Đen.
Cùng lúc đó, bất chấp mọi biện pháp trừng phạt, Liên minh châu Âu cung cấp cho các công ty năng lượng của mình được tự do hành động trong quan hệ với Nga, tác giả bài báo lưu ý. Ví dụ, tập đoàn BP của Anh cho phép giữ lại gần 20% cổ phần của "Rosneft", điều đó cho phép tăng lợi nhuận ròng của công ty lên đến 590 triệu USD vào năm 2016. Tập đoàn Eni của Italia hợp tác với "Rosneft" đang chuẩn bị khoan giếng dầu ở Biển Đen vào cuối năm 2017, và có kế hoạch khám phá những vùng biển Bắc Cực của Biển Barents, tờ báo nhắc nhở.
Việc phương Tây thiếu cách tiếp cận đồng bộ về lệnh trừng phạt đã đặt câu hỏi về tính hiệu quả của chúng.
"Khi lệnh trừng phạt được thực hiện thiếu thống nhất, dẫn đến việc phải đối phó với những hậu quả ngoài ý muốn", — WSJ trích dẫn lời cựu Phó chủ tịch Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ Bill Arnold.