Buôn lậu gỗ có thể tác động tiêu cực đến quan hệ của Việt Nam với EU và Úc

© AP Photo / Heng SinithBuôn lậu gỗ
Buôn lậu gỗ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vụ buôn lậu gỗ trắc từ Campuchia về Việt Nam, hoạt động của công ty Monsanto tại Việt Nam và những di sản kiến trúc quý giá trước sức tấn công của làn sóng xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh, cuộc sống mới của các nạn nhân chất độc da cam và những cạm bẫy trên con đường phát triển kinh tế Việt Nam...

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Một bài học sâu sắc không chỉ đối với ông Đinh La Thăng mà đối với toàn Đảng
Đây chỉ là một số chủ đề liên quan đến Việt Nam trong các phương tiện truyền thông quốc tế vào tuần này. Sau đây là chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Gần đây trên báo chí Campuchia và Úc có nhiều bài về vụ phá rừng quy mô lớn "chưa từng có" trong khu bảo tồn ở tỉnh Ratanakiri của Campuchia và buôn lậu gỗ về Việt Nam. "Đây là vụ buôn lậu gỗ trắc quy mô lớn nhất mà chúng ta đã thấy trong nhiều năm qua" — tờ The Cambodia Daily  trích dẫn câu nói của ông Jago Wadley, nhân viên của Cơ quan Đánh giá tác động môi trường (EIA). "Cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận một thực tế rằng, nhà nước Việt Nam tham gia vào việc tổ chức tội phạm xuyên quốc gia có thu nhập hàng triệu đôla, và EU cũng không nên bỏ qua vụ việc này", chuyên gia cho biết. Và ABC Online viết rằng, vụ buôn lậu gỗ quý có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các đợt cung cấp đồ nội thất bằng gỗ sang Úc, mà đây là thị trường chính cho ngành chế biến gỗ của Việt Nam.

Monsanto - Sputnik Việt Nam
Monsanto tiếp tục đầu độc người Việt Nam?
Tất nhiên, trong tuần này chủ đề chiến tranh Việt Nam cũng được phản ánh trong các phương tiện truyền thông. Có một bài về việc chính quyền Tổng thống Johnson đã cố gắng che đậy một thực tế rằng, vào năm 1967 quân đội Mỹ tại Việt Nam đã lâm vào chỗ bế tắc, bài này đăng trên tờ New York Times. Tờ The Daily Caller so sánh chính sách của chính quyền Mỹ ở Afghanistan với chính sách mà Mỹ đã từng thực thi ở Việt Nam dẫn đến sự thất bại hoàn toàn. Có một bài viết về tập đoàn Monsanto - nhà sản xuất "Chất độc Da cam"  - đăng tải trên trang  VnExpress International. «Monsanto vẫn từ chối công nhận tác hại của chất độc da cam, mà công ty đã sản xuất trong những năm chiến tranh, và không bồi thường cho hàng triệu nạn nhân nhiễm chất độc da cam tại Việt Nam", bài báo viết. Song, các bác sĩ Ireland giúp đỡ trẻ em nạn nhân chất độc da cam để điều trị những dị tật bẩm sinh vì cha mẹ từng bị ảnh hưởng dioxin hay chất độc da cam. Có một bài dài về nội dung này đăng tải trên tờ Irish Times.

Các ấn phẩm điện tử nước ngoài công bố nhiều thông tin về sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Vào tuần này có những bài viết về cuộc khủng hoảng thừa thịt lợn ở Việt Nam, mà sản lượng thịt lợn của Việt Nam đứng thứ sáu thế giới; về nhu cầu các nước nhập khẩu gạo Việt Nam đang tăng trở lại ; về ứng dụng gọi xe được Grab và Uber đưa vào Việt Nam; về cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể bán hàng qua kênh bán hàng trực tuyến Amazon, mà đây là một trong những trang bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới; về giá cá tra Việt Nam tăng giá đạt mức kỷ lục và nhiều nội dung khác.

Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Liệu Việt Nam có thể trở thành "Thung lũng Silicon" của Đông Nam Á?

Nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng GDP khoảng 6% mỗi năm. Nhưng, câu chuyện kỳ diệu này có thể kết thúc bi thảm nếu doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục lấy những khoản vay nhiều rủi ro, tạp chí Forbes cảnh báo. Và thêm một cảnh báo mà chúng tôi muốn chia sẻ ở phần cuối chương trình hôm nay. Ở đây nói về việc phá hoại hàng loạt công trình kiến trúc theo phong cách thuộc địa tại thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng những cao ốc văn phòng và trung tâm thương mại mới. "Thành phố có thể mất hàng triệu khách du lịch đến đây để thưởng thức những công trình mang kiến trúc thuộc địa quyến rũ", tờ TODAYonline viết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала