Bản báo cáo Countering Coercion in Maritime Asia. The Theory and Practice of Gray Zone Deterrence bàn luận chi tiết về các cuộc khủng hoảng gay gắt nhất và các sự cố trên biển liên quan đến Trung Quốc trong những năm gần đây. Báo cáo đề cập đến các nỗ lực của Trung Quốc can thiệp vào hoạt động tàu tình báo của Mỹ Inpeccable ở Biển Đông năm 2009, cuộc khủng hoảng đối với quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) trong năm 2010 và 2012, cũng như dự án của Trung Quốc về bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông bắt đầu vào năm 2013.
Tất nhiên, từng câu chuyện được mổ xẻ từ quan điểm của Mỹ và các đồng minh của Mỹ và chắc là tất cả những kết luận đó khó có thể được sự chấp nhận từ phía Trung Quốc, hoặc thậm chí từ các nước quan sát viên độc lập, không liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, các tác giả đã tập hợp được một khối lượng lớn các đánh giá và các sự kiện rất có giá trị cho tất cả mọi người theo dõi tình hình Biển Đông.
Điều này đã xảy ra trong vấn đề về tình trạng Đài Loan, các giao dịch ngoại tệ được cho là của Trung Quốc, cũng như khả năng một cuộc tấn công đơn phương của Mỹ vào Bắc Triều Tiên. Và điều này đang xảy ra trong vấn đề Biển Đông. Được biết, trong những tháng gần đây, chính quyền Trump kiềm chế không cho Lầu Năm Góc tiến hành "các cuộc tuần tra mới để đảm bảo tự do hàng hải" trong khu vực quần đảo Trường Sa. Hoa Kỳ quá cần hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên và Nhà Trắng không muốn chọc giận Trung Quốc một lần nữa.
Cũng không kém phần khó khăn để thực hiện một khuyến nghị quan trọng khác — tăng cường các liên minh trong khu vực. Trong khu vực Đông Nam Á, vị thế của Mỹ trong lĩnh vực an ninh bắt đầu suy yếu dưới thời Obama, và xu hướng này cũng không đảo ngược khi Trump lên cầm quyền. Thay vào đó, chủ nghĩa bảo hộ và hành động không thể tiên đoán của chính quyền mới sẽ đẩy nhanh quá trình này hơn là làm chậm lại. Đối với Đông Bắc Á, các yêu cầu của Trump ở Hàn Quốc phải trả giá cho việc triển khai các tổ hợp THAAD cho thấy sự thiếu hiểu biết của Nhà Trắng về một số vấn đề cơ bản trong quan hệ Mỹ với Hàn Quốc trong lĩnh vực an ninh.
Trong Biển Đông, Trung Quốc về cơ bản đã thành công trong việc thay đổi tình hình và cán cân quyền lực một cách không thể đảo ngược, vì vậy không chắc rằng chiến lược mới nào của Mỹ sẽ thay đổi điều đó. Trong biển Hoa Đông tình hình căng thẳng sẽ tiếp tục, nhưng có một yếu tố quan trọng hơn là khả năng nới lỏng biện pháp cứng rắn với tình hình chính trị nội bộ tại Nhật Bản.
Có khả năng sự mô tả đầy đủ và chuyên sâu về chiến thuật và chiến lược của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ biển đảo có thể giúp nước Mỹ một vài năm trước đây, nhưng khó có thể thay đổi tình hình hiện nay.