Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Liệu Quy tắc ứng xử Biển Đông có giúp Việt Nam lấy lại Hoàng Sa hay không?

© REUTERS / StringerNhững người lính tuần tra Hải quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, ngày 29 tháng 1 năm 2016.
Những người lính tuần tra Hải quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, ngày 29 tháng 1 năm 2016. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông và những bài học từ vụ việc ở xã Đồng Tâm, phản ứng của Facebook trước yêu cầu của chính phủ Việt Nam và các nạn nhân “chất độc da cam” tại Việt Nam và Mỹ, sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam và sự suy thoái về môi trường sinh thái ở nước này...

19/06/2011 Người Việt biểu tình tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tiếp tục đấu tranh vì Hoàng Sa
Đây chỉ là một số chủ đề liên quan đến Việt Nam trong các phương tiện truyền thông quốc tế vào tuần này. Sau đây là chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Bộ khung quy tắc ứng xử trên Biển Đông, mà các nhà lãnh đạo ASEAN thảo luận trong khoảng hai thập kỷ qua, có thể được thông qua vào tháng Sáu năm nay, để sau đó được điều chỉnh trong năm 2018, tạp chí Forbes viết. Nhưng, Bộ luật này sẽ không thể giúp Việt Nam lấy lại quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa. Đó là ý kiến của tác giả bài báo, ông trích dẫn câu nói của Giáo sư Carl Thayer, học giả Australia hàng đầu về Đông Nam Á:

"Không ai có thể buộc Trung Quốc rút khỏi Hoàng Sa. Chỉ có thể hy vọng vào việc Việt Nam sẽ nộp đơn kiện lên Tòa Trọng tài ".

The Diplomat đăng tải bài dài về cuộc xung đột ở xã Đồng Tâm.

Vụ Đồng Tâm - Sputnik Việt Nam
Vụ việc tại xã Đồng Tâm phơi bày một vấn đề nan giải trong xã hội Việt Nam

"Thỏa thuận đạt được ở xã Đồng Tâm có thể trở thành một tấm gương mà các cơ quan chính quyền địa phương tại Việt Nam và các nước láng giềng sẽ theo đó khi giải quyết các tranh chấp đất đai và môi trường", — tác giả bài báo kết luận.

Có vẻ là cuộc đấu tranh của các nhà chức trách Việt Nam chống lại các nội dung độc hại trên mạng Internet đã mạng lại kết quả.

"Chính phủ Việt Nam thông báo, Facebook cam kết phối hợp ngăn chặn thông tin xấu độc, thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên mạng xã hội Facebook; cùng phối hợp xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn ở Việt Nam. Facebook sẽ thiết lập một kênh riêng để phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông ưu tiên gỡ bỏ thông tin giả danh và tài khoản giả mạo các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là tài khoản giả mạo các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước", tạp chí Fortune cho biết.

Trong khi Mỹ tôn vinh cựu chiến binh, người Việt tiếp tục chết vì chất độc da cam - Sputnik Việt Nam
Trong khi Mỹ tôn vinh cựu chiến binh, người Việt tiếp tục chết vì chất độc da cam
Cũng như trước đây vào tuần này nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài thông báo về những hoạt động tôn vinh cựu chiến binh Mỹ và Úc từng tham gia chiến tranh Việt Nam. Nhưng, chúng tôi xin lưu ý đến các bài viết về một loại vũ khí khủng khiếp nhất mà Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến đó — việc máy bay Mỹ phun Agent Orange ở miền Nam Việt Nam. Hơn 40 năm đã trôi qua, nhưng chất đội da cam vẫn tiếp tục đầu độc người Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam, tờ Gazette viết. Và ở Việt Nam vẫn còn nhiều trẻ em sinh ra với dị tật bẩm sinh do chất độc da cam. Cuộc gặp với những đứa trẻ  - nạn nhân của chất độc da cam — đã gây ấn tượng mạnh với cựu chiến binh Mỹ, người sáng lập Quỹ Transparency Veterans Services, ông Dick Phenneger, tờ Bonner County Daily Bee cho biết. 

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, và cùng với điều đó mức sống của người dân cũng tăng lên. Ở Việt Nam tổng doanh số bán xe tăng 32% so với năm 2015, tờ  Financial Times báo cáo. Theo số liệu sơ bộ, trong quý 1 năm nay lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 4284 triệu lượt, tăng thêm 30,3% so với năm ngoái, theo China Daily. Dự án đầy tham vọng của nữ tỷ phú đầu tiên ở Đông Nam Á  — bà Nguyễn Thị Phương Thảo — hãng hàng không Vietjet vào tháng 10 bắt đầu cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không.

Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Liệu Việt Nam có thể trở thành "Thung lũng Silicon" của Đông Nam Á?

Việt Nam không thể tăng trưởng kinh tế nếu không có đầu tư nước ngoài, những khoản đầu tư lớn giúp giải quyết các vấn đề nghiêm trọng. Ví dụ, công ty Úc Trisun Energy Co có kế hoạch xây dựng ở Việt Nam 20 nhà máy sản xuất điện từ rác thải để thay thế các nhà máy nhiệt điện than gây tổn hại đến môi trường sinh thái.  Còn New Zealand sẽ chi 5,4 triệu USD để thực hiện Dự án An toàn đập để hạn chế tối đa hậu quả do sự cố về đập ở Việt Nam.

Nhưng, sự tăng trưởng của nền kinh tế theo chiều hướng đi lên đã mang lại không chỉ những lợi thế, VnExpress International tỏ sự lo lắng. Tình trạng xây dựng quy mô lớn không kiểm soát nổi, kể cả vì lợi ích phát triển ngành du lịch, dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng của tài nguyên thiên nhiên, tờ báo viết. Theo dữ liệu của WHO, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam là một trong những quốc gia có không khí bị ô nhiễm nhiều nhất, và Hà Nội thuộc top thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. Cần phải nghiêm túc suy nghĩ về điều đó.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала