Việt Nam là quân đội đầu tiên và cũng là duy nhất cho tới thời điểm này ở Đông Nam Á có tên lửa đạn đạo chiến thuật trong biên chế, Pháo binh Việt Nam với khả năng tung đòn tấn công tầm xa hàng trăm km thực sự là một lực lượng đáng gờm trong khu vực.
Theo số liệu do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm — SIPRI công bố, thời điểm năm 1981, Việt Nam đã nhận từ Liên Xô 4 xe mang phóng tự hành 9P117 cùng 25 đạn tên lửa R-17 Elbrus (Scud-B).
Tên lửa Scud-B có chiều dài 11,25 m; đường kính thân 0,88 m; trọng lượng phóng 5.900 kg; mang theo đầu đạn nặng 985 km; tầm bắn 300 km; vận tốc tối đa Mach 5 (1,7 km/s) và độ sai số 450 m.
Vận tốc cao khiến tên lửa Scud rất khó bị đánh chặn, thể hiện qua việc hệ thống phòng không Patriot của Mỹ đã rất nhiều lần bắn trượt Scud tại chiến trường Trung Đông.
Tuy nhiên do tiếp nhận đã lâu, một số đã xuống cấp và vài quả đã được sử dụng trong các lần bắn đạn thật, dẫn tới yêu cầu cấp thiết là phải có sự bổ sung lực lượng.
Cũng theo SIPRI, vào năm 1998 Việt Nam đã mua từ Triều Tiên 25 quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-6 (Hỏa Tinh 6), đây là phiên bản sao chép dựa trên nguyên mẫu Scud-C.
So với Scud-B, Hwasong-6 tăng trọng lượng phóng lên 6.400 kg, tầm bắn tăng vọt lên 600 km. Tuy vậy để đánh đổi thì đầu đạn của Hwasong-6 bị giảm xuống còn 600 kg, sai số lớn nhất lên tới 700 m khi bắn hết tầm.
Bất chấp những nhược điểm trên, Việt Nam vẫn là quốc gia hiếm hoi ở châu Á có năng lực tung đòn tấn công ra ngoài cự ly 500 km. Sức mạnh răn đe của Binh chủng Pháo binh Việt Nam rõ ràng không thể coi thường.
Nguồn: Báo Đất Việt