Lý do Pháp chọn ông Putin là vị khách đầu tiên tới Paris

© Sputnik / Bureau de presse du Président de la Fédération de Russie / Chuyển đến kho ảnhMacron et Poutine
Macron et Poutine - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 29/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron tại Versailles. Đây là điều rất đặc biệt, một lần nữa cho thấy, không ai khác mà chính TT Putin mới là sự lựa chọn...

Không ai khác mà chính là Tổng thống Putin

Sau khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Italy, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khẳng định tầm quan trọng của Nga trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.

"Rất nhiều vấn đề quốc tế không thể giải quyết nếu không có Nga và tôi đang mong chờ những cuộc đối thoại với Moscow", ông Macron nói.

Khẳng định trên được nhà lãnh đạo Pháp đưa ra trước khi gặp mặt Tổng thống Nga Putin vào ngày 29/5. Chương trình nghị sự trong cuộc gặp được cho là xoay quanh vấn đề Syria và Ukraine.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin RT, chuyên gia nghiên cứu về Pháp Alexander Vershinin nói rằng, những cuộc thảo luận diễn ra tại Versailles cho thấy, "Paris muốn làm dịu những ấn tượng xấu của cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande, người từng nghi ngờ tính khả thi về cuộc gặp với ông Putin vào tháng 10/2016".

"Không ai mong muốn ông Macron bắt đầu hàn gắn quan hệ với Nga nhanh chóng như vậy. Hôm nay chúng ta chứng kiến một nỗ lực mới nhằm quay ngược thời gian để giải quyết các vấn đề còn tồn tại giữa Nga và Pháp thông qua liên lạc trực tiếp. Ngay từ đầu, Nga đã sẵn sàng phát triển quan hệ song phương. Câu hỏi lúc này là những nỗ lực đó có được đền đáp thỏa đáng hay không, bởi những bất đồng giữa hai bên là rất sâu sắc", ông Vershinin nói.

Những nỗ lực của Tân Tổng thống Pháp Macron được thể hiện qua việc ông lựa chọn Tổng thống Nga là vị khách đầu tiên chứ không phải lãnh đạo của các quốc gia đồng minh của Pháp. Sở dĩ Pháp làm vậy là vì điện Elysee có những lý do riêng.

Sau khi Anh rời Liên minh châu Âu (EU), Pháp là thành viên duy nhất thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là cường quốc hạt nhân. Tuy vậy, Đức lại đang đóng vai trò đầu tàu của khối EU, nên nếu Paris muốn tạo ra sự khác biệt trong bàn cờ địa chính trị châu Âu, họ buộc phải tìm hướng đi phi truyền thống.

Gặp gỡ Tổng thống Mỹ Donald Trump và siết chặt quan hệ với Washington không phải là một ý tưởng quá xuất sắc đối với Pháp, dù người đứng đầu Nhà Trắng đã lên tiếng ca ngợi chiến thắng của ông Macron.

Muốn làm nên điều khác biệt và thể hiện vai trò trong khối EU, cũng như trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Pháp phải lựa chọn những vấn đề gai góc như Ukraine và Syria.

Trong khi đó, Moscow đang đóng vai trò "kỳ thủ" có tiếng ở bàn cờ Syria và Ukraine. Đó chính là lý do khởi nguồn cho cuộc gặp gỡ lần này giữa hai nhà lãnh đạo tài năng Macron và Putin.

Nước Nga trong bàn cờ thế sự toàn cầu

Dù ông Macron muốn tạo sự đột phá nhưng các chuyên gia Nga phân tích ông khó có khả năng tạo ra sự đột phá trong cuộc gặp lần này với Tổng thống Putin.Có thể thấy tân Tổng thống Pháp chia sẻ cùng quan điểm với người tiền nhiệm về khủng hoảng Ukraine nên cho tới nay vẫn chưa rõ Paris sẽ làm gì để thúc đẩy cuộc đối thoại với Moscow về vấn đề Ukraine.

© AFP 2023 / Stephane De Sakutin Tổng thống Putin hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
 Tổng thống Putin hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Putin hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

"Trước hết, ông Macron là một nhà kinh tế học mang tư tưởng thực dụng. Nhưng ông ấy không có kinh nghiệm trong các vấn đề chính sách đối ngoại. Thêm vào đó, ông ấy không thể hành động độc lập vì Pháp không đóng vai trò dẫn đầu đối với các quốc gia đồng minh phương Tây", Vershinin nói.

Ông Yevgeny Osipov, một chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại viện Lịch sử Thế giới của Học viện Khoa học Nga nói rằng, ông không hề hi vọng cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo sẽ tìm ra phương thức giải quyết nào mang tính đột phá.

"Hai nguyên thủ sẽ thảo luận toàn diện các vấn đề song phương, gồm cả hợp tác kinh tế. Nhưng cho tới chừng nào những biện pháp trừng phạt vẫn chưa được dỡ bỏ thì lúc đó những bước đột phá cũng chưa thể đạt được, đặc biệt là khi ông Macron vẫn còn hứng thú với việc mở rộng những hạn chế", Osipov nói.

Dẫu vậy, ông cũng gọi cuộc gặp tại Versailles là "một bước tiến giúp đặt nền móng trong việc sắp xếp những cuộc họp trong tương lai" giữa Nga và các nước EU.

Trong khi đó, ông Alexey Puskov, người đứng đầu Ủy ban Chính sách Thông tin của Thượng viện Nga, nói rằng "Tổng thống Pháp mời nhà lãnh đạo Nga tới Paris cho thấy sự từ chối cuối cùng của EU nhằm cô lập nước Nga".

"Chính sách (bài Nga) của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lặng lẽ biến mất", ông Pushkov nhấn mạnh.

Có thể nói, cuộc gặp lần này khó đạt được những giải pháp đột phá cho vấn đề Syria, Ukraine hay quan hệ song phương Nga-Pháp, hay Nga-EU nhưng nó là bước đi đầu tiên cho thấy sự cởi mở của Paris, sau đó là EU đối với Nga.

Trong tương lai, nước Pháp dưới sự lãnh đạo của ông Macron nhiều khả năng sẽ đi theo xu hướng tích cực đối với Nga.

Nguồn: nguoiduatin

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала