Theo những thông tin được công khai, dù tính năng chiến đấu của Tarantul không bằng Molniya 1241.8 nhưng vai trò của Tarantul hiện vẫn rất quan trọng khi phối hợp chiến đấu với Molniya.
Là lớp tàu tên lửa hàng đầu của Hải quân Việt Nam, vì vậy không có gì lạ nếu Việt Nam đóng thêm những chiếc thuộc lớp tàu này bởi hiện nay, ngành đóng tàu quân sự của chúng ta đã làm chủ được công nghệ đóng tàu Molnya và đang có kế hoạch đóng cả những con tàu cỡ lớn hơn.
Theo Chuẩn Đô đốc Hoàng Hồng Hà — Phó Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam cho biết, 4 tàu tên lửa Molniya Ba Son đã bàn giao cho Quân chủng Hải quân, sau một thời gian đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả và hai tàu đợt này nghiệm thu đều đạt kết quả tốt.
Qua hợp đồng và dự án chuyển giao công nghệ này, có thể khẳng định, Tổng công ty Ba Son đã làm chủ công nghệ đóng tàu tên lửa tấn công nhanh và đây là nền tảng để Ba Son có thể tiếp tục đóng các lớp tàu chiến đấu to và hiện đại hơn nữa, đáp ứng tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình hiện nay.
Hiện Ba Son đã tập hợp được đội ngũ lành nghề về xây dựng các tàu chiến hiện đại. Theo đó, khi chuẩn bị dự án đóng tàu Molniya, Ba Son đã cử đoàn cán bộ, công nhân viên sang Liên bang Nga học tập, tiếp thu công nghệ đóng tàu tên lửa theo 33 chuyên ngành.
Tàu được trang bị nhiều hệ thống radar hiện đại như radar tìm kiếm, phát hiện và bám bắt mục tiêu MR-352 Positiv-E với anten mạng pha nằm trên đỉnh cột buồm), radar điều khiển hỏa lực tên lửa chống tăng Garpun-E, radar điều khiển hỏa lực pháo MR-123 Vympel.
Vũ khí chính của tàu gồm 16 đạn tên lửa Kh-35 Uran-E có tầm phóng 135km. Tên lửa nổi bật với ưu điểm nhỏ gọn khiến tiết diện phản xạ radar thấp, có khả năng bay ở độ cao cực thấp khiến rất khó đánh chặn. Vì vậy, Uran-E được coi là một trong những tên lửa nguy hiểm hàng đầu thế giới
Nguồn: Báo Đất Việt