Bây giờ trong thành phần SCO ngoài 6 quốc gia — thành viên cũ: Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan và Tajikistan, còn có thêm hai thành viên mới. Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev nhận xét rất đúng rằng, trên chiến trường thế giới đã xuất hiện "Nhóm Thượng Hải Tám".
Hoạt động của SCO trong lĩnh vực an ninh cũng không kém phần quan trọng so với lĩnh vực kinh tế. Ở giai đoạn đầu tổ chức này đã được thành lập để đảm bảo an toàn trên đường biên giới chung giữa Trung Quốc và các nước cộng hòa Liên Xô cũ. Bây giờ SCO có cơ chế chống khủng bố hoạt động hiệu quả, đóng vai trò hết sức quan trọng trong điều kiện hiện nay khi IS thổi bùng làn sóng tấn công khủng bố trên toàn cầu và vấn đề Afghanistan vẫn chưa được gỉui quyết. Cơ cấu chống khủng bố khu vực RATS có uy tín cao trên thế giới bởi vì chính cơ chế này đã phối hợp các hành động phòng chống tội phạm xuyên biên giới, chủ nghĩa ly khai và buôn bán ma túy.
Hội nghị thượng đỉnh SCO tại Astana, mà theo kết quả của hoạt động này các bên đã thông qua 11 văn kiện quan trọng, trở thành tâm điểm chú ý của thế giới. Tất nhiên, các phương tiện truyền thông bình luận việc mở rộng thành viên của tổ chức này.
Và một yếu tố quan trọng khác. Không có gì bí mật, New Delhi có mối quan hệ phức tạp với Bắc Kinh và Islamabad, trong thế kỷ XX đã từng xảy ra những cuộc xung đột vũ trang giữa các nước này. Nhưng, Ấn Độ là một đất nước yêu chuộng hòa bình, họ muốn sử dụng khuôn khổ SCO để tìm tiếng nói chung với Trung Quốc và Pakistan, để củng cố mối quan hệ láng giềng thân thiện và đảm bảo sự tương tác hòa bình, không đối đầu.
Từ ví dụ của Ấn Độ, tôi bắt đầu suy nghĩ về Việt Nam: vì sao Hà Nội không tham gia vào SCO? Có lẽ, đã có thời gian, đặc biệt trong những tình huống căng thẳng trong quan hệ Việt-Trung, người ta cho rằng không nên gia nhập một tổ chức, mà ở đó vai trò chủ đạo thuộc về Bắc Kinh. Nhưng, thời gian gần đây, mức độ tin cậy lẫn nhau và sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc đang mở rộng đáng kể, và sự tham gia của Việt Nam trong SCO có thể củng cố thêm hòa bình và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc. Văn kiện cơ bản của SCO viết rằng, các thành viên của tổ chức hướng vào thực hiện các mục tiêu chung làbảo đảm và duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, trong các hoạt động tuân thủ các nguyên tắc sự tin cậy lẫn nhau, và trong quan hệ đối ngoại — không chống lại bất cứ ai.