Ông Rogozin: Thế tại sao họ lại không thể mua thứ gì đó? Nếu muốn thì cứ mua thôi. Hãy trả tiền, và chúng tôi sẽ bán. Ý tôi là với Thổ Nhĩ Kỳ. Người Hy Lạp cũng mua. Máy bay của chúng ta hiện đang được trang bị cho các nước Đông và Trung Âu. Afghanistan còn đề nghị người Mỹ mua máy bay trực thăng của ta để cấp cho Afghanistan đấy.
PV: Vậy tình hình với việc cung cấp máy bay trực thăng cho Ai Cập thì ra sao?
Chúng ta đã thắng thầu. Các bạn nhớ chứ, người Pháp đã đề nghị ông Putin: hãy mua hai «Mistral» của chúng tôi, hãy hỗ trợ ngành đóng tàu của chúng tôi. Kết quả là, để thể hiện tình hữu nghị với nước Pháp, chúng ta đã phân bổ kinh phí, đặt chế tạo tàu chở trực thăng, mặc dù không cần thiết cho ta, bởi tàu chở trực thăng của Pháp sẽ bị đóng băng trong điều kiện thời tiết của ta, ở nhiệt độ +7 thì máy móc của tàu đã không hoạt động được nữa. Có thể hình dung là tàu chở trực thăng trong bộ mini-bikini phong phanh. Mà ở chỗ chúng ta là Bắc Cực, biển lạnh giá, cần loại kỹ thuật khác. Nhưng thế là họ đã xây dựng tàu, rồi nhìn vào gương và tự giật mình sợ hãi, bắt đầu nói rằng, chúng tôi không thể bán tàu, người Mỹ không cho phép, ai nữa không cho phép, bà vợ không cho phép chẳng hạn. Chúng tôi lấy lại tiền từ chỗ họ, thậm chí nhiều hơn số đã trả ban đầu, vì vậy đối với ta hóa ra lại có lợi hơn. Họ giao "Mistral" cho người Ai Cập với sự đồng ý của chúng ta, bởi nếu không có sự đồng ý của chúng ta thì họ không thể bán cho nước thứ ba, vì tàu chở trực thăng đó đóng theo đề án kỹ thuật của ta. Chúng tôi nói với người Ai Cập rằng, hãy nhận lấy những chiếc máy bay trực thăng tốt mà chúng tôi đã chế tạo dành riêng cho những con tàu này. Ai Cập đồng ý liền, tại sao lại không. Trực thăng K-52 của ta là "Alligator", còn ở nước họ có sông Nile, như vậy là hoàn toàn tương hợp.
PV: Nga có thể đáp trả việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu?
Tất nhiên là có thể. Cả bây giờ và trong tương lai, chúng ta biết rõ sự phát triển của tất cả những phương tiện kỹ thuật này cho đến năm 2030. Vấn đề ở chỗ khác. Những nước dành lãnh thổ để bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, trong trường hợp xung đột thì chính bản thân họ sẽ phải hứng đòn. Chẳng lẽ chúng ta cứ ngồi chờ cho đến khi tên lửa của họ giáng xuống đầu? Trước hết chúng ta sẽ triệt hệ thống lá chắn tên lửa của họ, rồi sau đó giáng đòn đáp trả. Vì vậy, bất kỳ nước nào, Ba Lan hay Romania, chúng tôi đã nói rằng với họ rằng: nếu các vị để cho Mỹ triển khai cơ sở hạ tầng phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ, thì các vị cũng sẽ thành mục tiêu của chúng tôi. Chúng tôi không muốn làm điều đó, nhưng tự các vị hứng lấy chuyện như vậy. Chúng tôi sẽ không đánh vào các thủ đô, nhưng nhất định sẽ phá hủy các hệ thống nhằm chống lại chúng tôi.
PV: Mới đây chiến đấu cơ của Ba Lan đã sáp quá gần chiếc máy bay chở Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu…
PV: Họ biết là có Đại tướng Shoigu trên đó hay sao?
Các bạn nghe nhé, họ biết rõ mọi thứ. Đương nhiên, khi Bộ trưởng Quốc phòng bay đến thì không phải chuyện đùa. Chuyên cơ của Bộ trưởng không chỉ thuần tuý là một phương tiện giao thông. Sau đó đột nhiên một kẻ ngang ngược nào đó sáp gần trạm điểm điều khiển. Chúng ta làm gì? Đương nhiên là các chiến đấu cơ của Nga bay tới, cho thấy phía dưới cánh có một vài quả tên lửa, để anh chàng Ba Lan kia bay tiếp về nhà chén món khoai tây của mình. Chúng ta cũng bay tiếp thôi.
PV: Nga làm thế nào để đáp trả lệnh trừng phạt mới của Mỹ? Chúng ta đều biết rằng châu Âu đã gia hạn trừng phạt…
Họ cũng đang bị thiệt hại vì những biện pháp trừng phạt này. Mà nếu nhìn vào nền kinh tế của chính sách cấm vận, thì sẽ thấy rằng người Mỹ tuy khởi xướng trừng phạt nhưng thực ra họ muốn gì cứ làm nấy, thậm chí còn kiếm tiền bằng những biện pháp trừng phạt này. Còn châu Âu thần phục Washington thì thiệt hại nghiêm trọng. Tức là, người châu Âu mất mát những thứ họ không thể cung cấp như một số công nghệ, máy móc khác và nông sản. Bây giờ người Serbia cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, bởi Serbia không thi hành biện pháp trừng phạt. Gần như là họ tự bắn vào chân mình, người thiệt hại là nông dân của các quốc gia tham gia biện pháp trừng phạt chống Nga. Vì vậy, tôi cho rằng châu Âu đã hành xử dại dột. Còn Mỹ thì rất thực dụng đáng nghi. Cái gì cần cho họ, họ cứ làm. Cho nên trừng phạt tiếp nối, với biệt lệ là không ngăn cản người Mỹ nhận được công nghệ từ Nga trong lĩnh vực vũ trụ. Mỹ khá vậy đấy!
PV: Vậy ông trả lời thế nào? Có lẽ, tước đi không cho họ các công nghệ này?
Tại sao ta lại phải theo gương lặp lại những gì họ đang làm. Chúng ta có thể, ví dụ, cắt đứt việc cung cấp động cơ phản lực RD-180 dành cho tên lửa Mỹ. Chúng tôi đã thảo luận vấn đề này, tôi sẽ không giấu: Tôi đã mấy lần triệu tập các chuyên gia của chúng ta, và v.v… Đã suy nghĩ — tại sao chứ? Thôi, hãy cứ để họ bay bằng các động cơ của chúng ta. Hơn nữa là động cơ cũ. Hãy cứ kệ cho họ bay, động cơ là từ năm 1994, còn ta từ lâu đã tạo ra mẫu động cơ mới. Người Mỹ không làm nổi ngay cả thứ mà ta làm ra từ những năm 1990. Tức là, nói ngắn gọn, chúng ta chỉ ban hành biện pháp phản trừng phạt trong lĩnh vực các sản phẩm nông nghiệp".