Cuộc tái sinh của cảng Hải Phòng

© Sputnik / M. Urchenko / Chuyển đến kho ảnhСảng Hải Phòng
Сảng Hải Phòng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hãy thử tưởng tượng một đoàn tàu dài 800 km. Nếu bốc xếp lên toa xe tất cả hàng hóa mà các thủy thủ Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam chỉ trong một năm - năm 1970 - thì đoàn tàu sẽ có chiều dài lớn như vậy.

tàu Liên Xô Michurin - Sputnik Việt Nam
Thủy lôi Mỹ- chống lại tàu phóng lôi Liên Xô
Đây là số liệu của ông Stanislav Lukyanchenko, người đã giữ chức Thứ trưởng Bộ Hàng hải Liên Xô (Morflot) thời bấy giờ. Và đây là chỉ trong vòng một năm. Trong thời gian Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, các tàu Liên Xô đã vận chuyển các thứ hàng cần thiết để bảo vệ đất nước và phát triển kinh tế, cung cấp lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm cho người dân. Đa số hàng hóa được vận chuyển qua cảng  Hải Phòng.

"Trong thời bình, tôi đã không thể tưởng tượng rằng, cảng chúng tôi sẽ có khả năng tiếp nhận khối lượng hàng hóa lớn như vậy: 40-50 chiếc tàu hàng khô mỗi tháng, — Giám đốc cảng Hải Phòng thời bấy giờ Nguyễn Đức Huệ  cho biết. Đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh. Nhưng, bây giờ điều đó đã trở thành tiêu chuẩn".

Đồng chí Nguyễn Đức Huệ đã nói như vậy trong năm 1969. Còn 4 năm trước đó, Nikolai Kovalev — đại diện đầu tiên của Bộ Hàng hải Liên Xô ở Việt Nam, đã đến Hải Phòng.  Ông Kovalev hồi tưởng, cảng Hải Phòng khi ấy mới có sáu bến tàu, trong đó chỉ ba bến có thể tiếp nhận tàu biển độ mớn nước đến 8m. Các bến không có cần cẩu và phương tiện bốc dỡ. Hàng hóa từ tàu được vận chuyển bằng xe tải hoặc xà lan đường sông. Kho bãi cũng nhỏ cộng với sự hạn chế mặt bằng ảnh hưởng xấu đến tiến độ xử lý hàng.

Сảng Hải Phòng - Sputnik Việt Nam
Сảng Hải Phòng đã được cứu như thế nào?
Với ngày càng nhiều tàu Liên Xô đến Hải Phòng đã thấy rõ rằng, cơ sở kỹ thuật của cảng không có khả năng tiếp nhận khối lượng hàng hóa lớn như vậy. Và các chuyên gia Liên Xô đã đến Việt Nam để giúp đỡ cho công nhân cảng.

Ngay trước cuộc không chiến của Mỹ chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các nhà thiết kế của Bộ Hàng hải Liên Xô đã lập kế hoạch xây dựng lại và mở rộng cảng Hải Phòng. Trước khi bắt đầu cuộc xâm lược của Mỹ, kỹ sư trưởng dự án Nikolai Orlov đã năm lần đến thăm Hải Phòng. Các bản vẽ thiết kế đã được chuẩn bị dưới sự lãnh đạo của ông, Liên Xô đã cung cấp các thiết bị xây dựng. Nhưng, chiến tranh bùng nổ bởi thế mà kế hoạch đã bị hoãn lại. Song, 50 năm trước, vào mùa hè năm 1967, khi Mỹ đang không kích dữ dội miền Bắc, ban lãnh đạo Việt Nam đã thông qua quyết định — bắt đầu các công việc xây dựng. Ông Nikolai Orlov lại đến Hải Phòng, và cùng với ông có một nhóm các chuyên gia Liên Xô. Ông Orlov đã nói: "Có mặt ở đây là nhiệm vụ của tôi. Đối với họa sĩ nhiệm vụ chính trong cuộc đời là tranh vẽ, còn nhiệm vụ chính của tôi là cảng này". Nikolai Orlov đã đề xuất hơn một chục giải pháp kỹ thuật táo bạo. Cùng làm việc với ông đã có một nhóm lớn các chuyên gia Liên Xô.

Tàu Liên Xô trong cảng Hải Phòng - Sputnik Việt Nam
300 ngày trong vòng lửa

"Người bạn tốt nhất của tôi, người thân yêu nhất của tôi — đồng chí Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Sở Xây dựng các bến mới của cảng Hải Phòng, đã nói như vậy về kỹ sư Liên Xô Rem Lepenich. — Ông đã đề xuất nhiều giải pháp kỹ thuật tuyệt vời. Ví dụ, ông đã đề xuất một phương pháp mới tẩy vết rỉ sét trên cọc ván thép — bằng máy phun cát. Các thợ kỹ thuật của tàu cứu hộ Liên Xô "Argus" đã làm ra chiếc máy phun cắt theo bản vẽ của ông. Tàu "Argus" đã hiện diện tại cảng Hải Phòng trong những năm chiến tranh và đã cứu mấy chục ngư dân và thủy thủ Việt Nam. Phương pháp của ông Rem đã giúp tăng gấp mấy lần  năng suất lao động".

Các chuyên gia Liên Xô và các nhà xây dựng Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Theo dự án tái thiết, tại cảng Hải Phòng đã xây dựng bốn bến mới có thể tiếp nhận tàu biển trọng tải đến 11.000 tấn, đã bố trí các loại thiết bị kỹ thuật và mở rộng hệ thống kho bãi. "Dự án này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, hòa bình của chúng tôi, đối với nhân dân Việt Nam," — Giám đốc cảng Hải Phòng Nguyễn Đức Huệ đã nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала