Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Liệu tranh chấp Biển Đông có thể được giải quyết bằng biện pháp hòa bình?

© AFP 2023 / StringerBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam lại xấu đi do vấn đề Biển Đông, Forbes viết.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bình luận hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông
Một năm trước Tòa án Trọng tài ở The Hague đã đưa ra phán quyết: Bắc Kinh không có căn cứ lịch sử nào về vùng biển ở Biển Đông và không có cơ sở pháp lý để đưa ra những tuyên bố về "các quyền lịch sử" ở vùng này. Sau đó Trung Quốc đã tăng cường các cuộc đàm phán với Việt Nam — đối thủ chính của Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp này. Ba năm trước, ở Việt Nam đã xảy ra các vụ bạo loạn đốt phá chống Trung Quốc sau khi có tin rằng, Bắc Kinh di chuyển giàn khoan nước sâu vào vùng biển mà Hà Nội tuyên bố chủ quyền khoảng 240km ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Sau đó, mối quan hệ giữa hai nước được cải thiện dần dần, nhưng, hiện nay lại có một đợt căng thẳng mới. Bây giờ quan hệ hai nước đã rơi xuống điểm thấp nhất trong năm, tình trạng này có thể kéo dài nhưng sẽ không dẫn đến việc sử dụng vũ lực, các tác giả nhận xét.

Các vấn đề đã bắt đầu vào tháng 6, khi Việt Nam và nhà thầu Tây Ban Nha bắt đầu các công việc thăm dò dầu khí dưới đáy biển vùng nước nông ở khu vực bãi Tư Chính (Vanguard Bank) do Việt Nam kiểm soát. Bắc Kinh khẳng định rằng, vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa thuộc về họ. Vụ này có thể tác động đến Ấn Độ bởi vì  Việt Nam đã ký thỏa thuận với Công ty dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC về thăm dò  hydrocarbon ở khu vực ngoài khơi của Việt Nam mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền.

USS Dewey, Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông lại đến "mùa dậy sóng"
Vào tháng Sáu, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc đã cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam, theo báo cáo của hãng thông tấn Tân Hoa Xã. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính dù không được nêu công khai là việc Việt Nam bắt đầu thăm dò dầu trong khu vực đó.  Vào tháng Bảy, Việt Nam và công ty Tây Ban Nha đã ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực bãi Tư Chính, mà theo ý kiến của các nhà phân tích, dưới áp lực mạnh mẽ từ Trung Quốc. Ngày 25 tháng 7, Giáo sư Australia Carl Thayer, chuyên gia nổi tiếng về Việt Nam, đã viết "Sự đe dọa này của Trung Quốc đối với Việt Nam cho thấy sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc". Theo Giáo sư Carl Thayer, trong trường hợp xấu nhất, Trung Quốc có thể bắn vào tàu thăm dò dầu, hoặc, như họ đe dọa, có thể thực hiện hành động quân sự hạn chế đối với một trong những hòn đảo và rạn san hô mà Việt Nam đang chiếm".

Chính phủ của cả hai nước đều không muốn để cuộc tranh chấp dẫn đến xung đột quân sự, vì vậy, các nhà phân tích hy vọng rằng, Trung Quốc và Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán, có thể ở cấp độ đảng cộng sản. Tuy nhiên, cuộc đối thoại chỉ có thể làm dịu tình hình nhưng không thể giải quyết vấn đề, bởi vì vẫn tồn tại các khác biệt sâu sắc.

"Tại thời điểm này, Việt Nam có thể đưa giàn khoan của mình ra khỏi khu vực này bởi vì đã hoàn thành các công việc hoặc để làm dịu căng thẳng. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ không từ bỏ yêu sách của mình ở Biển Đông, — Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu thuộc Viện ISEAS-Yusuk Ishak, Singapore, nhận xét,- Có thể chờ đợi những đợt căng thẳng mới trong khu vực Biển Đông".

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Liệu Việt Nam sẽ làm theo gương của Tổng thống Duterte trong quan hệ với Trung Quốc?
Nhà phân tích chính trị của Sputnik  — Giáo sư Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông, Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg, đồng ý với quan điểm này:

"Cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đã bước vào một giai đoạn mới, cuộc khủng hoảng bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, ví dụ, đến  công ty Tây Ban Nha Repsol và công ty Mubadala Development Co. UAE, mà hai công ty này cùng với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) đang làm việc ở lô 136-3. Lô này nằm ngang cái gọi là "Đường Lưỡi Bò" thể hiện tham vọng bá chủ của Trung Quốc ở Biển Đông. Hà Nội coi khu vực này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bây giờ các cuộc tranh chấp lãnh thổ diễn ra không chỉ trong văn phòng của các chính trị gia cấp cao mà còn làm tê liệt các dự án quốc tế về thăm dò địa chất. Trong khi hai nước đang tìm kiếm giải pháp chính trị mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được, tất cả các công việc ngoài khơi bị tạm ngưng. Trong khi đó, dọc theo đường biên giới dài của Trung Quốc từ Nhật Bản đến Ấn Độ có những tàn lửa xung đột biên giới vẫn cháy âm ỉ. Trong triển vọng trung hạn những xung đột tiềm năng do tham vọng lãnh thổ của một đất nước đang phát triển năng động có thể thách thức an ninh không chỉ của Trung Quốc mà còn các quốc gia láng giềng".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала