Từ những lời nhận định của nhà lãnh đạo Nga rằng, thủ lĩnh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sẽ là chủ nhân tương lai của thế giới, truyền thông Mỹ dễ dàng dựng lên một bức tranh khải huyền đầy chết chóc do "trí tuệ nhân tạo Nga" thực hiện trên chiến trường, không quên điểm thêm cho chủ đề những nét chấm phá về mức độ hiệu quả tuyên truyền do robot Nga tiến hành trong các mạng xã hội Mỹ.
Elon Musk đổ thêm dầu vào lửa bằng cách dẫn lại lời Tổng thống Nga trong ngữ cảnh công ty của doanh nhân này đang làm mưa làm gió xung quanh các nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, tiếp đến là dàn đồng ca các nhà báo và phân tích gia cùng hòa nhịp đòi nghiêm khắc đối đầu với nguy cơ trí tuệ nhân tạo Nga.
Có những phương tiện truyền thông Mỹ như CNN thì tìm cách vừa trấn tĩnh và vừa làm khán giả sợ hãi. Hiệu ứng hỗn hợp như thế đạt được nhờ kết hợp hai luận điểm. Thứ nhất, Nga tụt hậu một cách vô vọng sau Mỹ và Trung Quốc trong nghiên cứu đột phá về trí tuệ nhân tạo, do đó các sáng chế của Nga trong lĩnh vực này chỉ thuộc "hạng hai". Luận điểm thứ hai: tính tàn nhẫn và thiếu hụt đạo đức sẽ bù đắp cho "sự dốt nát" của trí thông minh nhân tạo Nga.
Ví dụ tích cực được đưa ra là học thuyết của nước Mỹ cấm chế tạo hoàn chỉnh các hệ thống vũ khí độc lập có khả năng tự động quyết định khi nào sử dụng vũ khí sát thương. Truyền thông Mỹ chỉ ra việc Bộ Quốc phòng Nga không có những hạn chế như vậy chính là bằng chứng về sự nguy hiểm từ phía Nga. CNN lập cho khán giả một chuỗi logic: Nga là quốc gia có dân số giảm và nền kinh tế đang hấp hối, vì vậy "nhà lãnh đạo độc tài Putin" sẽ cố gắng bù đắp những yếu tố tiêu cực bằng "sự tàn nhẫn khai thác công nghệ mới".
Tâm trạng được nghe sự lên lớp về đạo đức khai thác công nghệ mới từ các tuyên truyền viên của đất nước từng thả bom xuống Hiroshima và Belgrade, sử dụng vũ khí hóa học tại Việt Nam, thật là hài hước và ghê tởm, nhưng buộc phải quen với chuyện này. Danh sách các tội ác huyền thoại của Nga trước cộng đồng quốc tế sẽ sớm được bổ sung đề mục về chế tạo phương pháp sử dụng công nghệ thông tin vô cùng thâm hiểm độc ác, chỉ có điều, trong các bản tin thời sự và bê bối ngoại giao thay vì "hacker Nga" có lẽ sẽ xuất hiện các "robot Nga".
Người Mỹ cực kỳ lo lắng về "tuyên truyền robot hóa" tương lai sẽ chống lại Mỹ, đối với các chính trị gia và chuyên gia Mỹ hiệu quả vấn đề này đã hoàn toàn được chứng minh. Báo chí ở Nga ít đề cập đến cuộc điều trần tại Thượng viện Mỹ xung quanh những ảnh hưởng của "các robot tuyên truyền" Nga đối với nền chính trị và kinh tế Mỹ. Tại các buổi điều trần này, chuyên gia bảo mật máy tính và cựu nhân viên FBI Klint Wotts đã kể với các thượng nghị sĩ rằng, các "bot" của Nga dù có cấp độ tự động hóa thô sơ nhưng có thể ảnh hưởng mạnh như thế nào đến khả năng tiếp thu tin tức của người Mỹ, thậm chí ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty Mỹ trên thị trường chứng khoán.
Không loại trừ, nguyên nhân lần sập sàn tiếp theo của phố Wall sẽ được chỉ ra là do hoạt động của robot Nga, do sự hoảng loạn của các nhà đầu tư do Moskva kích động trên mạng xã hội.
Nhà báo của Bloomberg lại chỉ ra một lý do khác để ghen tức và bức xúc, đó là các nghiên cứu quân sự của Nga về trí thông minh nhân tạo. Bài viết của Bloomberg rút ra kết luận đầy thất vọng — bất chấp sự tụt hậu trong công nghệ dân sự và những hạn chế mà các công ty thương mại Nga phải đối mặt, Nga có những thành tựu và tiềm năng lớn trong lĩnh vực quân sự vốn được ưu tiên.
Trong bối cảnh này thì những đề xuất của Musk thật đang nghiêm túc coi trọng. Tháng trước doanh nhân này bắt đầu tích cực vận động hành lang về lập công ước Liên Hợp Quốc mới cấm nghiên cứu vũ khí robot. Khoảng 100 nhà hoạt động và doanh nhân có ảnh hưởng chủ yếu là đại diện của Mỹ và các nước NATO đã ủng hộ Musk.
Rất có thể, không khác gì chiến dịch cấm sử dụng năng lượng hạt nhân ở Châu Âu và Nhật Bản, chúng ta đang đối mặt với một âm mưu thông thường khẳng định lợi thế công nghệ của Mỹ dưới vỏ bọc nhân đạo hay bảo vệ môi trường. Dĩ nhiên, dù có ký kết một công ước như vậy thì Hoa Kỳ vẫn không bao giờ ngừng nghiên cứu lĩnh vực này, còn chiến dịch kích động của Musk sẽ được lợi dụng để gây áp lực truyền thông, chính trị, thậm chí trừng phạt đối với các quốc gia không muốn tự nguyện rút khỏi cuộc đua giành ưu thế công nghệ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Ngay Bloomberg phải thừa nhận Nga sẽ không chịu một mình chấp nhận "cấm" chế tạo robot chiến đấu. Trung Quốc và Ấn Độ cũng khó qui hàng Hoa Kỳ. Có nghĩa, trong tương lai các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, sẽ không ngừng kể về những xì-căng-đan của robot Nga hoạt động trong lĩnh vực tuyên truyền, gián điệp hay quân sự.