Theo đó, tác động tiêu cực của các nhà máy nhiệt điện đốt than đối với môi trường và sức khoẻ con người sẽ tăng lên nhiều lần. Chương trình xây dựng điện hạt nhân Việt Nam bị đình chỉ. Tiềm năng thiên nhiên để tạo ra các nhà máy thủy điện lớn mới đã cạn kiệt. Việt Nam đang ngày càng phải suy nghĩ về các nguồn điện thay thế, trước hết là từ gió và mặt trời.
Về phong điện, một loại máy phát điện mới bằng sức gió đã được chế tạo tại thành phố Voronezh của Nga: không phải với ba cánh, mà với mười cánh quạt. Chúng nhỏ hơn, nhưng quay ở tốc độ cao hơn, năm cánh theo chiều kim đồng hồ, năm cánh khác theo hướng đối diện. Kết quả là sự lưu thông không khí nhanh hơn, và quan trọng nhất là không nguy hiểm cho con người. Thiết bị của nhà máy Voronezh tạo ra điện năng nhiều gấp 2,5 lần so với tuabin phong điện tương đương khác trên thế giới. Và nếu máy phát điện sức gió ba cánh cần phải xây dựng các trạm biến áp rất tốn kém, thì tuabin Voronezh mười cánh quạt không cần điều đó. Trong tám năm tới, công ty "Hệ thống sáng tạo" ở Voronezh có kế hoạch cung cấp cho các đối tác Việt Nam hàng ngàn thiết bị tuabin gió công suất 1 megawatt.
Nói về nguồn điện mặt trời, các nhà khoa học Nga từ St Petersburg đã có những bước đột phá lớn. Trên cơ sở công nghệ cao, họ đã phát triển pin mặt trời thế hệ thứ ba, giảm lượng vật liệu bán dẫn và nhỏ hơn đáng kể về kích thước so với các loại pin trước đây. Nếu ở Nhật Bản hiệu quả của pin mặt trời là 20%, thì với pin phát triển ở St Petersburg, chỉ số này lớn gần gấp rưỡi. Gần đây, trong chuyến tham gia hoạt động của Viện Công nghệ Việt Nam, các nhà khoa học Nga đã giới thiệu sản phẩm này với các chuyên gia, các nhà doanh nghiệp và các nhà đầu tư Việt Nam.
Họ cũng giới thiệu với các đối tác Việt Nam thiết bị plasma phát triển ở St Petersburg biến rác thành khí gas — không có mẫu tương đồng nào trên thế giới. Đây là phương pháp loại bỏ chất thải gia đình, số lượng ở Việt Nam là 30 000 tấn/ngày. Với nhiệt độ trung bình của quá trình khí hóa plasma là hơn 1500 độ C, tất cả các yếu tố hóa học độc hại vào bầu khí quyển trong quá trình đốt cháy thông thường tại nhà máy sẽ phân hủy thành các thành phần nguyên tử. Hơn thế nữa: máy plasma chuyển chất thải rác thành khí tổng hợp, có thể được sử dụng để tạo ra điện.
Trả lời phỏng vấn Sputnik, Giám đốc Viện Công nghệ Việt Nam, giáo sư Viện Năng lượng Moskva Nguyễn Quốc Sỹ ghi nhận rằng các công nghệ này đã gây nhiều hứng thú cho Việt Nam:
"Chúng tôi đã tiến hành hội nghị khoa học ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, làm việc với lãnh đạo một số thành phố lớn và các tỉnh, đã ký biên bản ghi nhớ về hiểu biết lẫn nhau và hoạt động chung với một số doanh nghiệp thành phố và tư nhân, cũng như các công ty đầu tư. Các công nghệ Nga đề xuất đáp ứng sự quan tâm của phía Việt Nam. Việt Nam nhiều nắng và đã đến lúc phải đưa nguồn tài nguyên này vào dịch vụ năng lượng. Việt Nam có nhiều rác thải, nhưng gần như không còn khu vực để chôn rác. Những lò đốt rác nhỏ cũng không giải quyết được vấn đề, đặc biệt là ở Việt Nam việc phân loại rác không được thực hiện, nên khí dioxin và furan lọt vào bầu không khí cực kỳ nguy hiểm đối với con người và môi trường. Quá trình khí hoá chất thải bằng plasma sẽ không chỉ không gây hậu quả khi loại bỏ rác, mà còn tạo ra nguồn điện."
Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ và các đồng nghiệp người Nga của ông tin rằng mặt trời và rác thải có thể thay thế cho than và nguyên tử truyền thống mà hiện nay Việt Nam từ chối.