Đại sứ Mỹ nói về Trump, về Việt Nam

© Ảnh : Dân TríĐại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã nhiều lần xúc động khi nói về tình cảm dành cho Việt Nam. Ông đã chia sẻ những câu chuyện thú vị về việc học tiếng Việt, quan hệ Việt - Mỹ và lạc quan về khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Việt Nam.

Học tiếng Việt: Bỡ ngỡ vì giọng 3 miền

Daniel Kritenbrink - Sputnik Việt Nam
Tại sao Tổng thống Mỹ lại quyết thay đại sứ ở Việt Nam vào lúc này?
Ông bắt đầu học tiếng Việt từ khi nào và gặp khó khăn gì trong thời gian đầu mới học?

Tôi bắt đầu học tiếng Việt vào năm 1995. Khi đó hai nước mới bình thường hóa quan hệ và một nhóm người Mỹ bắt đầu tới Hà Nội công tác và sau đó một nhóm khác tới thành phố Hồ Chí Minh để chuẩn bị mở tổng lãnh sự quán. Tôi học với một giáo viên từ miền Bắc, một người từ miền Trung và một giáo viên miền Nam. Khó khăn lớn nhất của tôi là giọng nói các miền rất khác nhau và phát âm sao cho đúng.

Tôi đã cố gắng nói giống giọng Hà Nội và giống giọng miền Nam. Và cuối cùng là tôi nói giọng "lơ lớ". Khi tôi ở miền Bắc, mọi người nói giọng tôi giống người miền Nam. Khi tôi ở miền Nam, mọi người lại nói tôi nói giọng Bắc. Tôi đã bị pha giọng. Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng nhất là cách phát âm.

Sau đó ông duy trì học tiếng Việt như thế nào?

Tôi trở lại Việt Nam nhiều lần trong những năm sau đó với tư cách là một khách du lịch, cũng một vài lần đi công tác và có một lần tháp tùng Tổng thống Bill Clinton trong chuyến thăm Việt Nam năm 2000. Nhưng thường là tôi đi du lịch vì tôi yêu mến đất nước này và muốn trở lại. Và sau đó tôi thỉnh thoảng đến Virginia, nơi có một cộng đồng người Mỹ gốc Việt, tôi đã có thể luyện chút ít tiếng Việt vì tôi không muốn nó bị mai một. Khi biết sẽ trở lại Việt Nam trên cương vị đại sứ, tôi đã học tiếng Việt nhiều hơn. Lúc này tôi chỉ muốn nói với một chất giọng và tôi thuê 2 giáo viên miền Bắc và hoàn toàn tập trung vào "giọng Hà Nội".

Khi học ngoại ngữ, mọi người thường tìm cách nói chuyện với người bản ngữ để phát triển các kỹ năng. Còn ông thì sao?

Đúng là tôi đã cũng làm như thế và không gặp khó khăn gì. Tôi thích đạp xe và nhận thấy rằng cách tốt nhất để luyện tiếng Việt là đi đạp xe và dừng lại ở đâu đó để trò chuyện với người dân. Khi lần đầu tiên làm việc ở đây trong 3 năm từ 1996-1998, tôi đã đạp xe khắp nơi. Tôi từng đạp xe từ Hà Nội tới thành phố Hồ Chí Minh cùng một nhóm bạn và tôi là người Mỹ duy nhất có thể nói tiếng Việt, vì thế tôi đã sử dụng tiếng Việt rất nhiều. Tôi rất thích trò chuyện với người dân địa phương vì phần lớn thời gian tôi làm việc bằng tiếng Anh. Khi tham gia các hoạt động chính thức tôi có phiên dịch từ đại sứ quán, nhưng khi đi đạp xe thì không có phiên dịch nào cả, vì thế đạp xe — với tôi — là cách tốt nhất để cải thiện khả năng nói tiếng Việt.

Ông đã có rất nhiều các chuyến đi trên khắp Việt Nam. Ông tận dụng lợi thế biết nói tiếng Việt để trò chuyện với người dân địa phương như thế nào?

Đại sứ Mỹ Ted Osius và ông Daniel Kritenbrink, người được Tổng thống Trump đề cử giữ chức kế nhiệm ông Osius. - Sputnik Việt Nam
"Người cũ" nói gì về Tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam?
Điều đó thật dễ dàng với tôi. Ví dụ, khi tôi đạp xe lên Hà Giang, chúng tôi đã dừng lại và trò chuyện với mọi người rất thoải mái, cũng như khi tôi đạp xe từ Hà Nội vào Huế vậy. Bất kể chúng tôi dừng chân ở đâu và khi nào dọc đường đi, người dân đều vô cùng thân thiện, hiếu khách. Tôi chưa thấy người dân nước nào hiếu khách như ở đây, dù là ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam. Tôi cũng đạp xe ở Tây Nguyên, miền Tây và ở đâu cũng được mọi người chào đón. Chỉ mới tuần trước, tôi đi Đà Nẵng, đạp xe quanh thành phố và bán đảo Sơn Trà. Khi đạp xe, bạn dễ dàng dừng lại và trò chuyện với mọi người.

Tiếng Việt đã giúp ông thực hiện công việc của mình trên cương vị Đại sứ như thế nào?

Tôi nghĩ việc biết tiếng Việt giúp tôi rất nhiều trong công việc. Ví dụ, bất kể khi nào tôi có bài phát biểu, tôi đều cố gắng nói ít nhất 1 đoạn bằng tiếng Việt, vì điều đó dường như giúp thu hẹp khác biệt giữa tôi và người nghe. Tôi cũng luôn cố gắng nói chuyện trực tiếp với ai đó. Trong các cuộc họp, tôi có thể nói tiếng Anh có phiên dịch, nhưng tôi cố gắng thoát ra khỏi khuôn mẫu đó và nói chuyện trực tiếp với mọi người. Trong ngôn ngữ của các bạn thì tôi là khách, và khi gặp gỡ mọi người thì tốt hơn là tôi nên thể hiện sự tôn trọng của khách đối với chủ nhà, và tôi cảm thấy đó là điều nên làm.

Một điều khác biệt lớn là tiếng Việt dựa trên mối quan hệ gia đình. Trong tiếng Anh chỉ có một từ "bạn", dù là số ít hay nhiều, nhưng ở đây các bạn có nhiều cách để xưng hô như anh, chị, em, chú, bác, ngài… Ở cơ quan mọi người thường gọi tôi là "Ngài", nhưng tới lúc nào đó mọi người gọi bạn là anh hay em, tôi cảm thấy như thế mình đã chuyển lên mức độ gia đình. Tôi hài lòng vì điều đó, bởi tôi tin vào việc xây dựng sự tin tưởng trong mối quan hệ bằng cách trò chuyện với người khác và hiểu họ, thay vì giữ hình thức và khoảng cách.

Ông có thể chia sẻ những câu chuyện đáng nhớ trong quá trình học tiếng Việt?

Tôi sẽ kể hai câu chuyện. Chuyện thứ nhất là khi tôi đạp xe từ Bắc vào Nam vào năm 1997 và tôi dừng trên một câu cầy ở Quảng Trị. Từ cây cầu tôi quan sát thấy có nhiều ao nhỏ, tôi hỏi người phụ nữ lớn tuổi hơn đứng cạnh mình:

"Tại sao ở đây lại có nhiều ao như vậy?", và chị đáp đó là nơi Mỹ dội bom. Tôi nghĩ tôi phải nói với chị rằng tôi là người Mỹ và làm việc cho đại sứ quán Mỹ. Chị nhìn tôi và nói: "Bây giờ chúng ta là chị em".

Rất thân thuộc khi trò chuyện với ai đó bằng chị em. Chúng tôi như một gia đình, chị và em. Chị lớn tuổi hơn và tôi ít tuổi hơn. Chị không gọi tôi bằng "Ngài" hay cách gọi nào xa lạ.

Một câu chuyện đáng nhớ khác là khi tôi vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi đã đứng xếp hàng và chờ vào bên trong. Ngay trước tôi có một ông bố và cô con gái nhỏ. Cô bé hỏi:

"Bác đang làm gì?". Người bố trả lời: "Bác đang ngủ".

Câu chuyện thật trên thú vị vì 2 lý do. Thứ nhất, cô bé quá nhỏ để có hiểu rằng Bác Hồ đã mất, vì thế người bố giải thích cho con gái theo cách mà cô bé có thể hiểu được. Và một điều nữa là Chủ tịch Hồ Chí Minh được người dân Việt Nam gọi là Bác. Chúng tôi thường không gọi George Washington là Bác, mà thường gọi ông là Tổng thống hay Tướng. Nhưng vị Cha già của dân tộc được gọi là "Bác", điều đó vô cùng ý nghĩa.

Mong đợi đón Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Washington - Sputnik Việt Nam
Liệu Trump có đến Việt Nam?
Khi Tổng thống Trump có kế hoạch đến Việt Nam vào tháng 11, ông có thể là Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam đón 2 tổng thống tới đây. Ông cũng tháp tùng Tổng thống Clinton thăm Việt Nam năm 2000. Ông có thể nói gì về những chuyến thăm này?

Tôi cho rằng mình đã may mắn. Khi tôi tháp tùng Tổng thống Clinton, tôi nhớ đã đi qua những con phố và ở đâu cũng thấy mọi người xếp hàng dài chờ đón.

Khi tôi tháp tùng Tổng thống Barack Obama tới thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 1 triệu người đã đổ ra đường vẫy tay chào. Tổng thống Obama nói:

"Tôi đã đi nhiều nơi trong 7 năm rưỡi qua nhưng tôi chưa từng được chào đón nồng hậu như ở Việt Nam".

Điều đó rất có ý nghĩa. Những ngày tháp tùng Tổng thống Obama tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sau đó là một điểm nhấn trong sự nghiệp của tôi. Tôi đã làm việc trong ngành ngoại giao gần 30 năm qua và những những ngày này là đỉnh cao của sự nghiệp ngoại giao của mình.

Chúng tôi đã đón Tổng thống Mỹ và trong chuyến thăm đó, hai bên đã đạt được nhiều thành tựu. Chúng ta đã tăng cường mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực và tôi thấy rằng hai nước vẫn đang tiếp tục đường hướng tích cực này. Bạn vẫn có động lực lớn và chuyến thăm dự kiến sắp tới của Tổng thống Trump sẽ tiếp tục đường hướng rất tích cực đó, tiếp tục phát triển mối quan hệ giữa hai nước.

Tôi sẽ có vinh dự góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ song phương và tôi rất lạc quan rằng Tổng thống Trump sẽ thăm Việt Nam và tham dự APEC cùng 20 lãnh đạo các nền kinh tế khác. Đó sẽ là sự kiện rất quan trọng đối với Việt Nam và cũng rất quan trọng đối với quan hệ Việt — Mỹ.

Một trong những lý do tôi rất lạc quan là thành công từ chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Washington hồi tháng 5, phải nói là rất thành công vì chuyến thăm được các nhà ngoại giao chuyên nghiệp của Việt Nam chuẩn bị rất kỹ càng. Bản thân Thủ tướng Phúc cũng rất nỗ lực để đảm bảo rằng chuyến thăm diễn ra tốt đẹp.

© Ảnh : NLĐThượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (phải) và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius tại lễ bàn giao tòa nhà
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (phải) và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius tại lễ bàn giao tòa nhà - Sputnik Việt Nam
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (phải) và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius tại lễ bàn giao tòa nhà

Kể từ đó, cũng có các chuyến thăm đáng chú ý khác. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đã tới Washington để gặp gỡ người đồng cấp Mỹ. Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Hoàng Bình Quân cũng có chuyến thăm Washington và chuyến thăm của ông cũng rất thành công. Dự kiến sẽ có các chuyến thăm khác trước APEC. Tôi nghĩ đây là một ví dụ về ngoại giao tầm cỡ thế giới, có thể mang lại những kết quả tầm cỡ thế giới trong chuyến thăm sắp tới.

Thăm quan - Sputnik Việt Nam
Mỹ tài trợ cho nền quốc phòng Việt Nam khoản tiền lớn
Quan hệ Việt — Mỹ đã chuyển biến như thế nào trong nhiệm kỳ của ông?

Tôi nghĩ chúng ta đã đi qua một chặng đường dài trong quan hệ an ninh trong thời gian tôi làm đại sứ tại đây, vì chúng ta đã có nhiều chuyến thăm của các tàu và hai bên cũng đang thảo luận về chuyến thăm của một tàu sân bay.

Chúng ta đã có các trao đổi về sứ mệnh gìn giữ hòa bình, hợp tác dọn dẹp bom mìn chưa nổ, tẩy rửa dioxin. Cùng nhau chúng ta đã xây dựng lòng tin, vốn mở rộng sang quan hệ an ninh. Tôi cho rằng đây là một thành tựu lâu bền để chúng ta sẽ tiếp tục trở thành đối tác bền vững của nhau.

Nhưng chúng ta không dừng lại ở đó. Nền tảng của một mối quan hệ vững mạnh là mối quan hệ trong lĩnh vực tư nhân và quan hệ giữa nhân dân hai nước. Chúng ta đã đẩy mạnh quan hệ trong lĩnh vực tư nhân, không chỉ bằng việc ký kết các hợp đồng, mà còn bởi các nhà đầu tư tư nhân tiếp tục tìm kiếm các cơ hội và cách thức để tăng cường thương mại, đầu tư. Dự án đầu tư lớn chưa từng có sẽ được Exxon Mobil thực hiện trong vài năm tới là bằng chứng cho thấy chúng ta có mối quan hệ chưa từng sâu sắc như vậy.

Quan hệ giữa hai nước đang phát triển rất nhanh chóng, khi Mỹ đang trợ giúp thành lập trường đại học kiểu Mỹ đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Fulbright Việt Nam. Các sinh viên trao đổi giữa hai nước ngày càng lớn. Khoảng 51.000 sinh viên Việt Nam tới Mỹ học tập trong năm nay, xếp thứ 5 trên thế giới. Đó là một sự tăng trưởng đột phá.

Các liên hệ giữa người Mỹ gốc Việt và người Việt đang phát triển hơn bao giờ hết, vì thế mối quan hệ rất vững mạnh đang được phát triển giữa nhân dân hai nước và tạo nên nền tảng cho một mối quan hệ lâu dài. Vì vậy, tôi có thể nói rằng trong những lĩnh vực này chúng ta đã xây dựng lòng tin, thể hiện sự tôn trọng dành cho nhau.

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamTed Osius
Ted Osius - Sputnik Việt Nam
Ted Osius

Chúng ta đã có các chuyến thăm cấp cao nhằm nhấn mạnh và tăng cường niềm tin và làm sâu sắc mối quan hệ trong các lĩnh vực đó, khởi đầu là chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiếp đến là chuyến thăm của Tổng thống Obama, của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và dự kiến sắp tới là chuyến thăm của Tổng thống Trump. Đây là những bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển quan hệ giữa hai nước, và làm sâu sắc lòng tin của chúng ta.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis - Sputnik Việt Nam
Báo Tàu: Việt Nam chỉ là một quân cờ của Mỹ nhằm chống lại Trung Quốc?
Hợp tác an ninh Việt — Mỹ đang được tăng cường trong những năm qua và Lầu Năm Góc gần đây cho biết tàu sân bay Mỹ có thể thăm Việt Nam vào năm tới. Ông có thể nói gì về kế hoạch này?

Vâng, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Washington, ông và Tổng thống Trump đã thông báo trong tuyên bố chung về ý định tàu sân bay thăm Việt Nam. Sau đó, khi Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch thăm Washington, ông và Tướng James Mattis cũng một lần nữa thảo luận các phương thức cho một chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ. Mỹ đã đề xuất chuyến thăm của tàu sân bay nước Tết (2018) và tôi lạc quan về kế hoạch đó. Tôi cho rằng chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận từ nay tới khi Tổng thống Trump đến để đưa ra các kế hoạch chi tiết cho chuyến thăm.

Ông có kế hoạch trở lại khi kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam hay không?

Tôi hi vọng có thể trở lại thường xuyên. Tôi nghĩ Việt Nam đã ăn sâu vào máu, vào da thịt của tôi, vì thế dù có làm gì đi nữa thì tôi cũng sẽ tiếp tục đóng góp vào mối quan hệ này, đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ nhân dân và giáo dục. Tôi yêu nơi này và tôi muốn quay trở lại, tôi muốn làm tất cả những gì có thể để tạo ra các cơ hội, đặc biệt là cho người Việt trẻ.

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn: Dân Trí

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала