Theo số liệu gần đây của Liên Hợp Quốc, kể từ khi bắt đầu leo thang xung đột, khoảng 126.000 người Hồi giáo Rohingya đã chạy trốn khỏi Myanmar.
Tiến sĩ Mohammad Ali Mohtadi, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện nghiên cứu chiến lược khu vực Trung Đông của Iran, cựu đại sứ Iran tại Lebanon, cho biết rằng trong lỗi chủ yếu là do các nước Hồi giáo giàu có đã thờ ơ với những anh em cùng đức tin của họ ở Myanmar. Vì vậy, điều quan trọng là truyền đạt cho họ lời kêu gọi này:
"Về mặt luật pháp quốc tế, tất nhiên, những chuyện đang xảy ra ở Myanmar chỉ có thể được gọi là diệt chủng người Hồi giáo Rohingya. Rốt cuộc, chính quân đội của đất nước này đã thực hiện hành động hiếu chiến đối với nhân dân của họ, gần như thảm sát. Các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Hội đồng Bảo an LHQ, không nên nhắm mắt làm ngơ và phải ngăn chặn nạn diệt chủng này."
Tổ chức Hội nghị Hồi giáo trước hết cần tỏ lòng đoàn kết với người Hồi giáo ở Myanmar. Tôi nghĩ rằng sự thụ động như vậy của các nước Hồi giáo hàng đầu của Tổ chức này chính là một kiểu tiêu chuẩn kép. Các nước giàu của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo Ba Tư do bị sa lầy trong tội lỗi của mình mà họ thêu dệt chống Syria hay Bahrain. Đồng thời, họ đã chi hàng triệu đô la cho tất cả những mưu đồ này. Và bây giờ họ không quan tâm đến lời kêu gọi giúp đỡ của những người Hồi giáo thiểu số ở Myanmar.
Iran thấy rằng có một biện pháp hiệu quả khác để gây áp lực lên các nhà chức trách Myanmar là cùng các nước "Hồi giáo Hội nghị" giảm thiểu quan hệ kinh tế với chính phủ Miến Điện, cựu nghị sỹ Sabbah Zangane, cựu Đại sứ Iran tại tổ chức "Hội nghị Hồi giáo", cựu cố vấn Ngoại giao của Chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Iran, chuyên gia về các vấn đề Trung Đông nói. Tiến sĩ Zangane giải thích quan điểm của mình:
"Một biện pháp có hiệu quả tác động tới các cơ quan chức năng Myanmar là các nước Hồi giáo giảm mức độ quan hệ kinh tế và thương mại với Myanmar. Có lẽ bằng cách này chúng ta sẽ gây áp lực lên quân đội Miến Điện và chính phủ nước này, đặc biệt là bà Aung San Suu Kyi. Cần tước giải Nobel Hòa bình vì những vi phạm nhân quyền đối với người dân tộc Rohingya, cũng như hỗ trợ quân đội trong vụ thảm sát người dân theo đạo Hồi. Hy vọng rằng ngoài viện trợ nhân đạo, cụ thể là cấm vận kinh tế sẽ ngăn chặn Myanmar đàn áp bạo ngược quân sự đối với người dân Rohingya."