Vì sao tham nhũng ở Việt Nam ngày càng nhiều?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamNguyễn Thị Kim Ngân
Nguyễn Thị Kim Ngân - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"63 tỉnh, thành, nơi nào chưa làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, phòng chống tội phạm thì phải chỉ ra".

Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Tham nhũng ở Việt Nam: Chỉ là bề nổi của tảng băng chìm!
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi thảo luận về báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017.

Vì sao ít phát hiện tham nhũng ở tỉnh?

Một nhận định rất đáng quan tâm của Ủy ban Tư pháp khi thẩm tra báo cáo của Chính phủ, đó là qua khảo sát cũng như kết quả các Đoàn kiểm tra, giám sát ở địa phương của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN thời gian qua cho thấy, hành vi tham nhũng được phát hiện và xử lý chủ yếu là các vụ án nhỏ ở cấp xã, cấp huyện hoặc những vụ tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng được dư luận xã hội quan tâm do Cơ quan điều tra ở Trung ương điều tra.

Còn nhìn chung ở cấp tỉnh, việc phát hiện và xử lý các vụ án tham nhũng rất ít, trong khi theo phản ánh của dư luận thì tình hình tham nhũng ở khu vực này vẫn còn nghiêm trọng nhất là ở những tỉnh có nhiều dự án đầu tư công lớn, khai thác tài nguyên, khoáng sản, vùng được hưởng các ưu đãi từ nguồn vốn ngân sách nhà nước…

"Đây là vấn đề lớn, xảy ra trong nhiều năm nhưng chưa được khắc phục,  có dấu hiệu bỏ lọt tham nhũng ở khu vực này" — Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nói.

© Ảnh : QHChủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga - Sputnik Việt Nam
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga

Đại hội lần thứ XII của đảng Cộng sản Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Tham nhũng ở Việt Nam và những nghịch lý không giải thích được
Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên được chỉ ra là việc "khép kín" trong nội bộ, thiếu kiên quyết, còn nể nang, né tránh của nhiều tỉnh trong việc tự xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai công tác thanh tra, kiểm tra về PCTN. Ở một số tỉnh phát hiện được tham nhũng thì chủ yếu là do có đơn tố cáo hoặc do mâu thuẫn nội bộ.

"Đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước khi xây dựng chương trình công tác hàng năm cần chú ý đến việc phát hiện, xử lý và phòng ngừa tham nhũng tại các khu vực này" — báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh.

Thảo luận về báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cũng đồng tình cho rằng, thời gian vừa qua, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN và UBKTTW đã thực hiện rất tốt. Thậm chí, có ý kiến nói rằng Đảng chống tham nhũng mạnh hơn chính quyền. Thể hiện là các vụ việc phức tạp, thất thoát nhiều tài sản toàn do UBKTTW phát hiện xử lý, còn vụ việc do Thanh tra Chính phủ phát hiện chưa được nhiều.

Cũng theo ông Vũ Hồng Thanh, cử tri phản ánh vi phạm phát luật của cán bộ công chức cũng khá nhiều, nhất là trong quản lý sử dụng đất đai, đầu tư công, xây dựng cơ bản, tài chính ngân sách… Do đó cần có thông tin về tỷ lệ xử lý sai phạm để củng cố niềm tin của nhân dân

Bao nhiêu đối tượng trốn ở nước ngoài?

PVTex, một trong 12 đại dự án của ngành Công Thương, lâm cảnh “đắp chiếu” triền miên vì thua lỗ cả ngàn tỷ đồng​. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Người chống tham nhũng, kẻ chống lưng!
Báo cáo của Chính phủ cho biết, năm 2017, các cơ quan điều tra đã khởi tố mới 195 vụ án với 393 bị can về các tội danh tham nhũng, so với năm 2016 tăng 53 vụ và 58 bị can. Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 241 vụ với 595 bị can, so với năm 2016 giảm 22 vụ và 39 bị can. Tòa án xét xử sơ thẩm 194 vụ với 441 bị cáo, so với năm 2016 tăng 49 vụ và 103 bị cáo.

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra của Quốc hội nhận định, công tác giải quyết tố giác, tin báo, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử còn chưa tương xứng với tình hình tham nhũng; tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng còn thấp (đạt 11,7%; thi hành án đối với tài sản trong các vụ án tham nhũng mới thụ lý đạt khoảng 20%).

Đáng lưu ý là vẫn còn đối tượng phạm tội tham nhũng bỏ trốn gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý, gây bức xúc trong dư luận, như vụ Vũ Đình Duy đang bị truy nã về tội Cố ý làm trái, xảy ra tại Công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVTex).

© Ảnh : QHÔng Hà Ngọc Chiến – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc: "Bao nhiêu đối tượng truy nã trốn ở nước ngoài?"
Ông Hà Ngọc Chiến – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc: Bao nhiêu đối tượng truy nã trốn ở nước ngoài? - Sputnik Việt Nam
Ông Hà Ngọc Chiến – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc: "Bao nhiêu đối tượng truy nã trốn ở nước ngoài?"

Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Cái nhìn phương Tây về "vụ bắt cóc" Trịnh Xuân Thanh: chi tiết mới, vai trò Đảng và PVN
Dẫn số liệu cho thấy hiện còn trên 11.000 đối tượng truy nã đang ở ngoài xã hội, ông Hà Ngọc Chiến — Chủ tịch Hội đồng Dân tộc bày tỏ lo ngại về nguy cơ tiềm ẩn sự bất ổn an ninh trật tự, mầm mống nảy sinh tội phạm. Tình trạng này cũng chưa thể hiện được nguyên tắc phòng chống tội phạm là tất cả các loại tội phạm phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh.

"Trốn trại bao nhiêu, trốn tránh điều tra, truy tố, xét xử là bao nhiêu? Rồi hàng năm tăng bao nhiêu? Đề nghị phân tích thêm để làm rõ nguyên nhân phát sinh số đối tượng trốn truy nã. Nếu được thì làm rõ số đối tượng trốn trong nước và nước ngoài" — ông Hà Ngọc Chiến nêu ý kiến.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ rõ, báo cáo nói trong các nguyên nhân của những hạn chế có vai trò cấp ủy, chính quyền địa phương một số nơi chua làm tốt, nhưng không cho biết địa chỉ cụ thể chỗ nào.

"63 tỉnh, thành, nơi nào chưa làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, phòng chống tội phạm thì phải chỉ ra. Tất cả cái này phải công khai để còn nhắc nhở, phê bình" — Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Nguồn: VOV

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала