Mãi đến tháng 10/2016, ông Nguyễn Xuân Quang mới dự thi và được xếp ngạch chuyên viên chính từ năm 2017 (còn Trung cấp Chính trị thì vẫn nợ).
Dù vậy sự "ưu ái" trong bổ nhiệm đối với vị Cục phó này vẫn chưa thấm tháp vào đâu nếu so sánh với chuyện bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Sang làm Cục trưởng Cục Hàng hải (Bộ Giao thông Vận tải).
Ông Nguyễn Xuân Sang đã thi trượt Chuyên viên chính năm 2014 nên không được Bộ Nội vụ xếp ngạch, nhưng vẫn được Bộ trưởng Giao thông Vận tải khi đó là ông Đinh La Thăng ký bổ nhiệm vào năm 2015.
Đấy là chưa kể tại thời điểm bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Sang đang làm Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh (cấp phòng thuộc Cục), nhưng vẫn được ông Đinh La Thăng cho bổ nhiệm "thần tốc" lên thẳng Cục trưởng.
"Thi trượt mà vẫn bổ nhiệm Cục trưởng là không chấp nhận được. Theo tôi, đã là luật, đã là quy định chung thì phải tuyệt đối chấp hành. Cán bộ nhà nước không được phép lách luật, tìm cách này cách khác để bóp méo quy trình dẫn tới chọn cán bộ không chuẩn, không minh bạch".
Tại thời điểm bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Sang thì Cục Hàng hải còn có một số Cục phó cũng thuộc diện quy hoạch, đề bạt cho vị trí Cục trưởng, nhưng đã không được xem xét.
Sự "ưu ái" quá đà trong quy trình bổ nhiệm cho ông Nguyễn Xuân Sang đã khiến dư luận ngã ngửa khi biết rằng chỉ trong một ngày mà Bộ Giao thông ban hành đến hai văn bản có nội dung "đá" nhau.
Cụ thể, trong Quyết định số 3688/QĐ-BGTVT ngày 15/11/2013 ban hành quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải:
"Tiêu chuẩn đối với lãnh đạo đơn vị hành chính" áp dụng với Vụ trưởng và tương đương nói rõ về trình độ "Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính trở lên".
Từ cách ban hành văn bản có sự toan tính như vậy, ông Đinh La Thăng đã tạo ra một "quy trình méo" để ông Nguyễn Xuân Sang được "nợ tiêu chuẩn" khi bổ nhiệm.
Ở Bộ Giao thông dưới thời ông Đinh La Thăng, không chỉ có trường hợp ông Nguyễn Xuân Sang được bổ nhiệm "thần tốc", "nợ tiêu chuẩn", mà còn có ông Nguyễn Đình Việt được bổ nhiệm Cục phó Cục Hàng hải (dù chỉ có bằng đại học ngắn hạn — tương đương bằng Cao đẳng, trong khi quy định trình độ tối thiểu là Đại học).
Một trường hợp khác là ông Hoàng Hồng Giang được tham gia thi tuyển cùng 4 Cục phó và một Hiệu trưởng khác vào chức vụ Cục trưởng đường thủy nội địa.
Kết quả là ông Hoàng Hồng Giang đã trúng tuyển với số điểm cao hơn người đứng thứ 2 chỉ 0,17 điểm (thang điểm tối đa là 100 điểm), để sau đó "nhảy cóc" từ vị trí Phó trưởng khoa của Đại học Hàng hải lên thẳng Cục trưởng.
Ông Giang chưa phải là Chuyên viên, mà chỉ là Giảng viên, vì vậy việc bổ nhiệm này cũng là trái với tiêu chuẩn lãnh đạo đơn vị hành chính theo chính Quy định mà Bộ Giao thông Vận tải ban hành.
Dù Bộ Giao thông Vận tải cho nợ tiêu chuẩn khi bổ nhiệm, nhưng Bộ Nội vụ vẫn không cho ông Giang thi tuyển Chuyên viên chính trong kỳ thi năm 2016 vừa qua do chưa phải là chuyên viên.
Theo kết luận của Thanh tra Bộ Nội vụ công bố gần đây, ở tỉnh Sóc Trăng (tính từ ngày 1/1/2014 đến 28/2/2017), có gần 20% số công chức lãnh đạo, quản lý (108 trong số 550 hồ sơ) khi bổ nhiệm không đáp ứng một hoặc một số tiêu chuẩn, điều kiện về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học…
Ở tỉnh Bến Tre, trong 243 hồ sơ bổ nhiệm, có 54 công chức lãnh đạo, quản lý "nợ" tiêu chuẩn về lý luận chính trị, chứng chỉ quản lý nhà nước, ngoại ngữ.
Còn nhớ sau khi nhậm chức vào tháng 7/2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết sẽ giám sát chương trình cải cách hành chính, trong đó có việc bổ nhiệm cán bộ công chức.
Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề:
"Ta cứ nói đúng quy trình nhưng có thể không đúng tiêu chuẩn, cán bộ có xứng đáng ngồi ở vị trí đó không?".
Đến bây giờ, câu nói của Chủ tịch Quốc hội vẫn còn nguyên tính thời sự, khi mà hàng loạt vụ bổ nhiệm "nợ tiêu chuẩn", bổ nhiệm "thần tốc" dần hé lộ.
Quy định về đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đều đã được ban hành, trong đó đáng chú ý là trước khi được bổ nhiệm thì cán bộ ấy đã được ở trong quy hoạch, được hoàn thiện, bổ sung những tiêu chuẩn bắt buộc.
Ấy thế mà việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý "nợ tiêu chuẩn" vẫn xảy ra ở không ít địa phương, cơ quan, đơn vị khiến dư luận không khỏi hồ nghi về động cơ vụ lợi, cả nể hoặc có hành vi tiêu cực, chạy chọt.
Suy cho cùng những vụ bổ nhiệm "thần tốc" hay "nợ tiêu chuẩn" cũng là do những người đứng đầu gây ra. Họ bất chấp cả liêm sỉ, tự hạ thấp đạo đức của chính mình khi tạo ra những vụ bổ nhiệm "thần tốc, nợ tiêu chuẩn". Điều đó có nguy hại rất lớn cho uy tín của Đảng!
Vì vậy, có lẽ đã đến lúc Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần phải vào cuộc để xử lý dứt điểm những trường hợp mà dư luận đã nhắc đến rất nhiều thời gian qua như vụ việc bổ nhiệm Cục phó Môi trường — ông Nguyễn Xuân Quang hay Cục trưởng Hàng hải — ông Nguyễn Xuân Sang…
Tiếp đó cần thực hiện một cuộc rà soát tổng thể công tác bổ nhiệm cán bộ như đề xuất của bà Lê Thị Nga — Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp. Tất cả những trường hợp có chủ ý cho "nợ tiêu chuẩn", bổ nhiệm "thần tốc" đều phải được xử lý dứt điểm và làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan, xử lý nghiêm minh làm gương, để giữ gìn uy tín của Đảng trước nhân dân.
Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật; kỷ luật một vài người để cứu muôn người!".
Phó Giáo sư-Tiến sĩ Bùi Thị An: Bộ Giao thông Vận tải hay bộ, ngành nào khác cũng không được phép ban hành quy định riêng, lách luật khi bổ nhiệm cán bộ.
Ai đã làm sai thì bây giờ các cơ quan quản lý phải xem xét, xử lý trách nhiệm. Không thể để tồn tại mãi cái khẩu hiệu ‘đúng quy trình' nhưng thực chất thì sản phẩm bổ nhiệm (cán bộ) không tốt.
Đối với vụ việc bổ nhiệm "méo quy trình" cho ông Nguyễn Xuân Sang làm Cục trưởng Hàng hải, bà An đề nghị:
"Trường hợp này ngoài Bộ Nội vụ thì Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng phải vào cuộc kiểm tra, kịp thời làm rõ tất cả những băn khoăn của dư luận xã hội; vừa để giữ gìn thanh danh cho cán bộ, đồng thời cũng nghiêm khắc xử lý sai phạm của cán bộ".
Tài liệu tham khảo:
Nguồn: Báo Giáo Dục Việt Nam