Sina chú thích thêm rằng lẽ ra theo tiến độ thì Việt Nam phải đưa cặp chiến hạm này vào biên chế Lữ đoàn 167 từ cuối năm 2016, việc chậm trễ trên chưa rõ nguyên nhân.
Theo báo chí Trung Quốc, năm 2006, Hà Nội và Moskva đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ và giấy phép đóng mới 6 tàu tên lửa "Tia chớp" Molniya 1241.8 tại Việt Nam.
Sang năm 2007, Nhà máy Ba Son (nay là Tổng công ty Ba Son) đã cử đội ngũ chuyên viên kỹ thuật 200 người đến Nga để học các kỹ năng thiết yếu trong việc đóng tàu quân sự.
Phía Trung Quốc nhận xét rằng lớp chiến hạm này của Việt Nam đặc biệt nguy hiểm khi được triển khai cho hoạt động tác chiến phi đối xứng.
Tàu có khả năng hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 8, vũ khí sử dụng được ở điều kiện gió cấp 5, nó đạt tốc độ tối đa khoảng 35 hải lý/h trong điều kiện bình thường, thậm chí lên tới 38 hải lý/h nếu mặt biển ở trạng thái tĩnh lặng nhờ hệ thống động lực kép kết hợp giữa động cơ diesel và turbine khí.
Vũ khí mạnh nhất của chiếc chiến hạm bé hạt tiêu này rất đáng sợ, bao gồm 16 tên lửa hành trình chống hạm SS-N-25 có tầm bắn 130 km, mang theo đầu đạn trọng lượng 145 kg, đi kèm 1 pháo hạm AK-630M cỡ 76,2 mm cùng 2 pháo phòng không siêu tốc AK-630M cỡ 30 mm.
Ngoài ra có thể tàu còn được trang bị tên lửa đối không SA-N-8.
Sina cho rằng 8 tàu tên lửa loại này có thể được triển khai rải rác từ cảng Cam Ranh ra tới cảng Hải Phòng để tạo nên vùng kiểm soát rộng và triển khai nhanh nhất có thể.
Với việc tiếp nhận đủ toàn bộ số lượng tàu tên lửa tấn công nhanh có hỏa lực đáng gờm, Hải quân Việt Nam rõ ràng là một lực lượng ngày càng lớn mạnh và không thể coi thường.
Nguồn: Sina, Báo Đất Việt