Tờ Nhật báo Phố Wall ngày 9/10 dẫn một nguồn tin tiết lộ, lục quân Mỹ chuẩn bị công bố một chiến lược mới để ứng phó với chiến tranh tương lai — đó là tiến hành kết hợp tác chiến vũ trụ với tác chiến trong không gian mạng và tác chiến truyền thống, tiến hành chuẩn bị cho việc ứng phó với các cuộc xung đột không được coi là chiến tranh toàn diện, nhưng cần tiến hành tấn công và đáp trả trong tình hình không xác định.
Tính cấp bách của công việc này là quan chức lục quân Mỹ từng cho rằng các nước lớn như Nga đã đi trước Lầu Năm Góc trên phương diện chuẩn bị cho tiến hành chiến tranh hỗn hợp.
Chiến tranh hỗn hợp còn gọi là tác chiến "thống nhất" các quân binh chủng — mức độ cao hơn so với tác chiến liên hợp. Tức là kết hợp tấn công mạng, truyền thông xã hội với các đơn vị quân sự thông thường và lực lượng đặc nhiệm. Lục quân Mỹ đưa ra chiến lược tác chiến mới để tìm cách thu hẹp khoảng cách nêu trên.
Quan chức Mỹ lo ngại rằng Mỹ đang bị các đối thủ nghiên cứu điểm yếu của họ và tập trung tìm cách triển khai một cuộc "cạnh tranh" với Mỹ. Vì vậy Mỹ đưa ra chiến lược mới để đối phó với các đối thủ ngang tầm.
Mặc dù trước đây Mỹ từng phát động chiến tranh mạng mang tính tấn công, chẳng hạn sử dụng virus để tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, nhưng họ thường tiến hành một cách bí mật. Những nỗ lực ngầm của họ sẽ tiếp tục, chiến lược mới sẽ làm cho các lực lượng thông thường có thể sử dụng các biện pháp tương tự.
Trong quá trình xây dựng chiến lược mới, lục quân Mỹ đã tiếp thu các kiến nghị từ các chuyên gia tác chiến đặc biệt, vũ trụ và không gian mạng.
Nga trở thành tiêu điểm của chiến lược này, bởi vì họ bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử và mạng lưới truyền thông xã hội Mỹ, đồng thời còn do Nga triển khai các hành động quân sự tại các khu vực như Ukraine và Đông Âu.
Văn kiện của lục quân Mỹ không trực tiếp điểm danh Nga là đối thủ chính, nhưng nhiều lời chú giải đã đề cập đến khả năng quân sự ngày càng tăng cường của Nga.
Văn kiện chiến lược mới có kế hoạch công bố khi lục quân Mỹ tổ chức hội nghị chuyên ngành trong thời gian 1 tuần ở Washington. Nó sẽ làm thay đổi quan điểm của quân đội Mỹ về việc lục quân tác chiến khi nào và ra sao, sử dụng những công cụ nào, làm thế nào để có lợi cho chống lại các đối thủ.
Mãi đến gần đây, các chiến lược được Mỹ giải mật đều coi trọng đối phó với chiến tranh hỗn hợp, tập trung vào đóng quân ở dọc tuyến biên giới hoặc tiến hành chuẩn bị cho tăng quân nhanh chóng trong các cuộc xung đột. Triển khai lực lượng trước ở những nước có khả năng bị tấn công hỗn hợp sẽ tăng thêm rủi ro để đối thủ tiến hành can thiệp quân sự.
Tuy nhiên, rất ít người tiến hành thảo luận cách thức tác chiến khi việc răn đe này thất bại, hầu như cũng không có ai bàn về các hành động đánh đòn phủ đầu của Mỹ và đồng minh.
Tư tưởng, học thuyết mới đã xác nhận một mối đe dọa mang tính then chốt của tấn công hỗn hợp: Đối thủ có thể sẽ chiếm lĩnh lãnh thổ có hiệu quả trước khi Mỹ hoặc đồng minh đưa ra phản ứng. Điều này có nghĩa là Mỹ phải triển khai tấn công trước khi có thể xảy ra giao chiến. Trong khi đó, hành động như vậy sẽ bị cho là tiến hành tấn công "đánh đòn phủ đầu" thực sự.
Ở châu Âu, một số đồng minh NATO như Đức bắt đầu tăng cường đầu tư cho tác chiến mạng, nhưng đa số đồng minh lạc hậu so với Mỹ và Anh. NATO sẽ đánh giá tiến triển của tình hình vào cuối năm nay. NATO đã nhận thức được mạng là một lĩnh vực trong chiến tranh, nhưng không phát triển đầy đủ vũ khí tấn công mạng, trong thời chiến sẽ dựa vào khả năng tác chiến của Mỹ và Anh.
Khi Tham mưu trưởng lục quân Mỹ Mark Milley bắt đầu phàn nàn rằng không nên bỏ ra thời gian tới 10 năm để mua súng ống mới thì rõ ràng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng phải giải quyết tốt vấn đề chậm chạp trong mua sắm vũ khí mới, chủ nghĩa quan liêu cùng với tiến hành cải cách lực lượng quân sự lớn nhất của Mỹ.
Tướng Mark Milley và quyền Bộ trưởng lục quân Mỹ Ryan McCarthy tìm cách tiến hành điều chỉnh hệ thống mua sắm vũ khí — có khả năng là một cuộc cải cách có quy mô lớn nhất trong vài chục năm qua. Họ đề xuất xóa bỏ các thủ tục quan liêu để mua sắm vũ khí trang bị dễ dàng hơn.
Theo quan điểm của họ, cơ quan cao nhất của lục quân Mỹ sẽ tiến hành nhiều công việc xem xét, đánh giá, đồng thời nâng cao khả năng ứng phó của lục quân với các mối đe dọa đến từ các đối thủ tiềm tàng như Nga hoặc Trung Quốc.
Quan chức lục quân Mỹ cho biết mục tiêu là giảm thời gian phê chuẩn mua sắm vũ khí trang bị mới từ 5 — 7 năm hiện nay xuống còn 1 năm.
Ryan McCarthy dự tính tuần tới sẽ trình bày kỹ kế hoạch cải cách mua sắm này tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội lục quân và Triển lãm vũ khí đánh bộ Mỹ.
Chương trình mua sắm của Lầu Năm Góc từ lâu luôn bị lên án mạnh mẽ do triển khai chậm chạp. Các máy bay chiến đấu, tàu chiến và hệ thống vũ khí mới luôn phải bỏ ra thời gian rất nhiều năm mới có thể đưa vào chiến trường. Cho đến khi đưa được vào chiến trường thì những vũ khí trang bị này đã trở nên lỗi thời.
Nguồn: viettimes