Việt Nam có nên nhận tiêm kích "Sư tử non" của Israel?

© Flickr / Heather PaulTiêm kích Kfir
Tiêm kích Kfir - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hiện nay xuất hiện ý kiến cho rằng để nhanh chóng thanh lý số tiêm kích Kfir còn tồn kho, Israel có thể sẽ học chiêu "cho không vũ khí" của Mỹ.

Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có nên mua Su-30M2 để hoàn thiện đội hình tiêm kích tối tân?
Tiêm kích Kfir "Sư tử non" do Tập đoàn công nghiệp hàng không Israel — IAI sản xuất là món vũ khí được nhắc tới khá nhiều trong thời gian qua, đây là mặt hàng Israel đang chào bán cho nhiều quốc gia có ngân sách quốc phòng còn eo hẹp nhưng rất cần một loại chiến đấu cơ đủ khả năng đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại.

Kfir bản xuất khẩu gồm có 2 biến thể chính là Kfir C.10 được lắp đặt radar mảng pha quét thụ động EL/M-2032 cùng thiết bị điện tử hàng không tiên tiến và hệ thống quản lý tác chiến tối tân,.

Chúng triển khai được 2 loại tên lửa không đối không hiện đại Python 5 và Derby, năng lực chiến đấu không hề thua kém F-16 Block 52.

© Flickr / Jerry GunnerTiêm kích Kfir
Tiêm kích Kfir - Sputnik Việt Nam
Tiêm kích Kfir

Phiên bản cao cấp nhất Kfir Block 60 thậm chí còn đáng sợ hơn nhờ radar mảng pha quét chủ động (AESA) kết hợp với máy tính được quảng cáo là mạnh hơn loại lắp trên F-16 Block 60 "Desert Falcon".

Đơn giá của tiêm kích Kfir hiện đại hóa chỉ vào khoảng 20 — 30 triệu USD, thời hạn sử dụng ít nhất 15 năm.

BrahMos - Sputnik Việt Nam
Báo Ấn Độ: Việt Nam chưa chốt mua BrahMos
Trong vài năm qua, Israel đã tiến hành nâng cấp và bán gần 40 chiếc tiêm kích Kfir cho không quân các quốc gia Colombia, Ecuador và Sri Lanka.

Tuy nhiên số lượng Kfir còn lại vẫn khá nhiều trong khi tiềm năng xuất khẩu của chúng bị đánh giá đã tới hạn.

Do vậy để nhanh chóng giải quyết hết hàng tồn kho, đã xuất hiện tiếng nói trong nội bộ Israel là hãy học tập cách làm của Mỹ "cho không" một đối tác quân sự thân thiết nào đó chiến đấu cơ Kfir đang được bảo quản, Tel Aviv chỉ thu tiền đại tu và hiện đại hóa mà thôi.

Nếu nhận Kfir theo con đường này, chi phí mà khách hàng phải bỏ ra ước chừng sẽ tiết kiệm được một khoản đáng kể so với cái giá vốn đã khá rẻ nêu trên. Đây thực sự là một lời đề nghị rất hấp dẫn.

Rafael SPYDER SAM - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ mua hệ thống tên lửa phòng không tầm trung - xa MR-SAM hay I-Derby ER?
Dựa vào mối quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng mật thiết giữa hai quốc gia, theo các nhà bình luận quốc tế hoàn toàn có khả năng Israel sẽ đề nghị Việt Nam mua lại những chiếc tiêm kích Kfir của họ theo cách thức mới vừa đề cập.

Đặt cạnh một chiếc F-16 cũ nâng cấp lên tiêu chuẩn Block 52 thì Kfir C.10 có giá chỉ bằng một nửa, nó lại tận dụng được luôn kho tên lửa Derby và Python 5 mà Việt Nam đang có sẵn.

Tuy vậy nhược điểm của Kfir lại là độ bền khung thân không bằng F-16 cũng như chi phí hoạt động cao hơn.

Việt Nam cũng có thể cân nhắc và so sánh nó với phương án mua F-16 đã qua sử dụng trong vai trò thay thế MiG-21 đã nghỉ hưu để tạm lấp chỗ trống trong khi chờ đợi được trang bị một loại tiêm kích hạng nhẹ mới và tối tân hơn.

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала