Tại sao những mặt hàng Trung Quốc nhưng nhãn mác lại ghi Made in Vietnam?

© AFP 2023 / StringerNhà máy dệt ở Trung Quốc
Nhà máy dệt ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lịch sử Việt Nam và tình hình quan hệ với nước ngoài, cải cách hành chính ở Việt Nam và những thành tựu của doanh nhân người Việt, những thủ đoạn của thương nhân Việt Nam và ca phẫu thuật độc đáo của các bác sĩ Việt Nam - đây chỉ là một số chủ đề liên quan đến Việt Nam trong các phương tiện truyền thông quốc tế trong tuần này.

Sau đây là chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Người Việt có thể dạy người Mỹ điều gì?
Trong số rất nhiều bài tiểu luận, hồi ký và thông tin về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, chúng tôi đặc biệt chú ý đến bài viết trên tờ The Federalist. Bài viết về cuốn sách mới của nhà sử học quân sự người Mỹ Geoffrey Shaw có nhan đề khá bất ngờ  "Thiên Mệnh Đã Mất: Sự bội phản của Mỹ đối với Tổng thống Việt Nam Ngô Đình Diệm".  Bài báo viết rằng, trong cuộc nghiên cứu lịch sử tác giả Geoffrey Shaw cho thấy rằng, trên thực tế Ngô Đình Diệm không giống như hình ảnh của ông trong đôi mắt cộng đồng quốc tế, và nguyên nhân chế độ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ không phải là vì ôngt bị tham nhũng, độc ác và xa lạ với người dân miền Nam Việt Nam. Khi đó, báo chí Mỹ đã có thiện cảm với Diệm, "một người đàn ông tuyệt vời, một nhân vật chính trị thiên tài có khả năng cứu Việt Nam khỏi nguy cơ cộng sản". Nhưng, nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của chế độ này là các quan chức trong chính quyền Tổng thống Kennedy đã phản bội Ngô Đình Diệm vì ông ta chống lại chính sách của Hoa Kỳ. Như vậy, sau 50 năm, Mỹ bắt đầu viết lại lịch sử.

Vào tuần này các phương tiện truyền thông nước ngoài có nhiều bài viết về nội dung Việt Nam tăng cường hơn nữa mối quan hệ với các nước khác. Reuters đưa tin về cuộc cuộc đàm phán gần đây tại Hà Nội với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi, về thỏa thuận Việt-Trung "tuân thủ các nguyên tắc tư vấn thân thiện và đối thoại trong khi giải quyết các tranh chấp trên biển, cũng như phát triển mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam trong việc duy trì sự ổn định ở biển Đông".  The Diplomat viết về sự đối tác đang được củng cố giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực quân sự. Theo tác giả bài báo, một thí dụ về mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản là việc Việt Nam cho phép các tàu chiến Nhật Bản nhiều lần cập cảng trên vịnh Cam Ranh, mà đây là một ngoại lệ. Báo chí Canada thông báo về chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Justin Trudeau,  cũng như về chuyến thăm Việt Nam của phái đoàn doanh nghiệp lớn từ tỉnh bang Ontario (Canada). Tác giả lưu ý rằng, trong năm 2016,  kim ngạch thương mại song phương giữa tỉnh bang lớn nhất này của Canada với Việt Nam đạt hơn 3 tỷ USD. Còn tờ New York Times lo lắng về việc, vụ Trịnh Xuân Thanh, doanh nhân người Việt "đột nhiên biến mất" khỏi Berlin, có thể tác động tiêu cực đến việc ký kết thỏa thuận FTA giữa Việt Nam và EU. Mặc dù, tờ báo nhấn mạnh, trong số các nước châu Âu, Đức quan tâm nhất đến việc ký kết thỏa thuận này, bởi vì họ có kim ngạch lớn nhất với Việt Nam. Nhân tiện xin nói luôn, trong kim ngạch thương mại song phương Đức-Việt,  khối lượng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam là lớn gấp 3 lần so với hàng hóa Đức xuất khẩu sang Việt Nam.

Lễ khai mạc Kỳ họp mùa thu của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Đấu tranh chống tham nhũng là cuộc chiến vì nền độc lập của đất nước
Tờ Nikkei Asian Review viết về "cách mạng" do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đề xuất. Ở đây nói về kế hoạch giảm tối thiểu 400.000 biên chế. Tờ báo này  đưa tin vui cho Việt Nam:  theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh, Việt Nam xếp hạng 68/190, tăng 14 bậc so với đánh giá trong năm ngoái, 10 bậc vượt trước Trung Quốc.

Trong số các bài viết về nội dung kinh tế chúng tôi đặc biệt lưu ý đến một bài phân tích trên VietNamNet Bridge. Bài báo viết rằng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không sản xuất hàng hóa mà mua các sản phẩm từ Trung Quốc và bán dưới thương hiệu riêng của họ. Người tiêu dùng Việt Nam không thích mua hàng hóa từ Trung Quốc vì cho rằng, hàng Trung Quốc kém chất lượng và chứa chất độc hại. Tuy nhiên, các thương gia Việt Nam muốn bán sản phẩm Trung Quốc, bởi vì hàng Trung Quốc mang lại lợi nhuận cao hơn.

Bây giờ chúng tôi khép lại mục điểm báo bằng một bài viết trên tờ báo Anh Bath Chronicle. Bài viết về các bác sĩ Việt Nam tại Đà Nẵng đã cứu sống thành công một nữ du khách người Anh bị vỡ tim do tai nạn giao thông. Tờ báo lưu ý rằng, ở Việt Nam trong một năm tiến hành khoảng 10 ca phẫu thuật độc đáo như vậy.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала