Tử thần nhảy. Những loại mìn chống bộ binh đáng sợ nhất của Nga

© Sputnik / Pavel Gerasimov / Chuyển đến kho ảnhKhoá tập huấn công binh ở khu vực Nizhny Novgorod
Khoá tập huấn công binh ở khu vực Nizhny Novgorod - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Người ta coi mìn sát thương chống bộ binh là phương tiện vô nhân đạo, nhưng hầu hết các nước vẫn tiếp tục sử dụng mìn khá rộng rãi. Tại sao?

Bởi mìn là thứ vũ khí tương đối rẻ tiền mà rất hiệu quả để tiêu hao sinh lực quân thù. Nhưng, đáng tiếc là nó "không có mắt", tức là mìn cũng có thể gây tổn thất cho chính quân mình. Điều quan trọng còn là yếu tố ảnh hưởng tâm lý của thứ "chống bộ binh" — nỗi sợ hãi của người lính về mối nguy bất ngờ  ẩn tàng không lộ diện.  Không chỉ một lần những trái mìn đã chặn đứng cuộc tấn công của hàng sư đoàn. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, mìn sát thương chống bộ binh đã giết và gây thương tật cho  26.000 người ở 75 quốc gia mỗi năm.

Sputnik giới thiệu sơ bộ một số loạt mìn sát thương chống bộ binh mạnh nhất đang có mặt trong hệ trang bị của quân đội Nga.

Mìn phân mảnh chặn hỏa lực OZM-72 "Vedma" (Phù thủy) được chế tạo ngay từ đầu những năm 1970, nhưng cho đến nay vẫn còn trong diện sử dụng. Nó thuộc lớp gọi là  "mìn nhảy". Phần nhân lõi lõi chiến đấu của quả mìn gồm 660 gram TNT và 2.400 thành tố chi tiết có tính sát thương. Mìn nổ tung sau khi người lính bất cẩn vấp chân vào dây kẽm mảnh.  

CC0 / Sergeev Pavel / Mìn chống bộ binh OZM-72 không có kíp nổ và mìn MUV-3 có kíp nổ do Liên Xô sản xuất
Mìn chống bộ binh OZM-72 không có kíp nổ và mìn MUV-3 có kíp nổ do Liên Xô sản xuất  - Sputnik Việt Nam
Mìn chống bộ binh OZM-72 không có kíp nổ và mìn MUV-3 có kíp nổ do Liên Xô sản xuất

Chất nổ ném quả mìn tung ra theo chiều thẳng đứng, còn  vụ nổ xảy ra ở độ cao cách mặt đất 60-80 cm. Bán kính sát thương của mìn OZM-72 là 25 mét. Sau vụ nổ, người vướng mìn thực tế không còn cơ may nào để tránh không bị tổn thương.  

Mìn trái phá PFM-1 "Cánh hoa" là thiết bị nổ không lớn có vỏ ngoài bằng polyethylene. Mìn phân tán trên mặt đất theo từng lô với sự trợ giúp của các phương tiện rải mìn từ xa (ví dụ, từ khoang máy bay tấn công Su-25).

CC BY-SA 2.5 / Juergen Lumpp / PFM-1Mìn trái phá "Bướm" chống bộ binh PFM-1 ("Cánh hoa")
Mìn trái phá Bướm chống bộ binh PFM-1 (Cánh hoa) - Sputnik Việt Nam
Mìn trái phá "Bướm" chống bộ binh PFM-1 ("Cánh hoa")

Không phải lúc nào cũng nhận thấy được vật thể nguy hiểm màu xanh-nâu có kích thước 12 x 6,5 cm, nhất là vào thời gian nhá nhem hay trong bóng tối. Quả mìn này không đảm bảo giết được một người (trong ruột mìn chỉ có 37 gram chất nổ, và khi nổ không tạo ra mảnh vỡ chết người). Nhưng theo một cách giản đơn "Cánh hoa" này vẫn đủ sức biến người vướng mìn thành thương tật.

n phân mảnh định hướng sát thương MES-50 chế tạo hồi những năm 1960-1970, nhưng cho đến nay vẫn là một trong những loại mìn hiệu quả nhất. Mìn có thể cài đặt ở bất cứ đâu, kể cả trên cây. MON-50 là thứ mìn lý tưởng để tổ chức ổ phục kích. Vụ nổ được điều khiển từ xa khi đối phương xuất hiện trong khu vực sát thương hoặc trực tiếp khi người vấp phải dây cầu chì cảm ứng.

CC BY-SA 3.0 / Martin Olsson / MON-50 Mìn chống bộ binh MON-50
Mìn chống bộ binh MON-50 - Sputnik Việt Nam
Mìn chống bộ binh MON-50

Các thành tố sát thương găm vào phạt đứt tất cả các sinh vật trong khu vực có mìn (đó là góc 54 độ theo chiều ngang và chiều cao từ 15-400 cm). Mà 700 gram TNT có thể vô hiệu hóa cả một chiếc xe tải.

Mìn nén PMN (hay "Góa phụ đen" như  cách gọi của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam) ngay từ năm 1950 đã có trong bộ trang bị của quân đội Liên Xô và Nga, cũng như một số quân đội nước ngoài.

CC BY-SA 3.0 / Bestalex / PMN anti-personnel mineMìn chống bộ binh PMN-1 sản xuất năm 1978
Mìn chống bộ binh PMN-1 sản xuất năm 1978 - Sputnik Việt Nam
Mìn chống bộ binh PMN-1 sản xuất năm 1978

Quả mìn nặng 550 gram, trong đó 200 gram là trọng lượng TNT. Vụ nổ xảy ra khi ấn lên nắp mìn, gây tử vong hoặc thương tích nghiêm trọng.

Mìn phân mảnh nổ chậm POM-2 "Otek" được gài bằng phương pháp rải mìn từ xa. Đặc điểm của loại mìn này là từ động chuyển sang trạng thái chiến đấu và không thể vô hiệu hóa bằng cách gỡ phá. Sau khi POM-2 rơi xuống đất, từ đuôi mìn mở ra sáu lò xo  nâng thân mìn lên theo chiều thẳng đứng. Sau đó, từ phần trên của mìn phóng ra bốn hòn chì theo các hướng khác nhau có sợi  dây mỏng phía sau. Mìn nổ khi chạm vào bất kỳ một trong bốn sợi dây đó. Chu vi sát thương mục tiêu đảm bảo ở khoảng cách lên đến 16 mét xung quanh. Mìn nổ chạm POM-2 ở trạng thái chiến đấu từ 4 đến 100 giờ, sau đó nó tự hoại.

CC0 / MoserB / Mìn phân mảnh nổ chậm chống bộ binh POM-2
Mìn phân mảnh nổ chậm chống bộ binh POM-2 - Sputnik Việt Nam
Mìn phân mảnh nổ chậm chống bộ binh POM-2
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала