Campuchia: mục tiêu mới cho một "cuộc cách mạng màu"?

© AP Photo / Heng SinithCampuchia
Campuchia - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc đã tuyên bố ủng hộ chính trị cho Campuchia trong bối cảnh Hoa Kỳ cố gắng tác động vào việc tổ chức bầu cử quốc hội ở nước này năm 2018.

Trung Quốc hỗ trợ các nỗ lực của Campuchia để bảo vệ sự ổn định chính trị và tin rằng không có gì cản trở  cuộc bầu cử diễn ra vào năm tới. Điều này đã được Ngoại trưởng Trung Quốc Wang Yi nói tại cuộc gặp vào hôm thứ Hai với đối tác Campuchia Prakom Sohon bên lề hội nghị thượng đỉnh «Á-Âu» ở Naypyidaw, Myanmar. Trước đó, Hoa Kỳ đã nói rõ rằng họ không công nhận cuộc bầu cử ở Campuchia vì không "hợp pháp, tự do và công bằng".

Campuchia - Sputnik Việt Nam
Kế hoạch của Mỹ: một "cuộc cách mạng màu" ở Campuchia?
Thứ sáu tuần trước, Hoa Kỳ tuyên bố ngừng hỗ trợ kinh phí tổ chức bầu cử ở Campuchia. Washington cũng hứa sẽ "có những bước đi cụ thể hơn" đối với Campuchia. Tất cả những điều này xảy ra sau khi Tòa án Tối cao Campuchia ra lệnh giải thể Đảng Cứu quốc Campuchia.

Tại Phnôm Pênh, điều này được coi là áp lực công khai của Hoa Kỳ và là sự can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước. Hun Sen thách thức Hoa Kỳ ngừng tất cả viện trợ cho Campuchia. Ông lưu ý rằng việc chấm dứt viện trợ của Mỹ sẽ không dẫn tới "cái chết" của chính phủ, nhưng sẽ dẫn tới "cái chết" của một nhóm người phục vụ chính sách của Mỹ. Điều này đã được trang web của chính phủ Fresh News đưa tin dẫn lời của chính thủ tướng.

Về phương diện này, các phương tiện truyền thông phương Tây và các nhà quan sát lưu ý rằng một sự thay đổi đột ngột theo hướng chống Mỹ  là do Hun Sen cảm thấy tự tin khi được sự hỗ trợ chính trị của Trung Quốc. Để bác bỏ lời chỉ trích của phương Tây, ông đã cho phép Trung Quốc đầu tư lớn vào nền kinh tế Campuchia. Con số này vượt quá viện trợ của Hoa Kỳ hàng chục lần, dễ thấy nhất trong các dự án cơ sở hạ tầng, mà không có bất kỳ yêu sách nào đòi hỏi cải cách chính trị.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam
Đảng đối lập ở Campuchia sắp bị giải thể
Không nghi ngờ gì việc Hoa Kỳ đang sử dụng chủ đề  bầu cử cho một cuộc tấn công vào chính phủ Campuchia, khi nước này có quan hệ chiến lược và hợp tác với Trung Quốc. Giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc Viện Quan hệ Quốc tế của Nga, Viktor Sumsky, đã chú ý đến điều này:

"Campuchia đang ở một ranh giới rất quan trọng trong sự phát triển chính trị nội bộ. Thủ tướng Hun Sen đã ở trên cương vị này một thời gian dài, và cho đến nay, vẫn chưa rõ ràng nhà lãnh đạo chính trị nào có thể thay thế ông. Điều này được mọi người thừa nhận, kể cả những người muốn gây rắc rối trong năm tới, khi cuộc bầu cử diễn ra ở Campuchia. Nói về ý chí chính trị, Hun Sen đã chứng minh đầy đủ bằng tất cả những trải qua trước đây, kể cả kinh nghiệm phá vỡ một vài cố gắng thực hiện "cuộc cách mạng màu".

Các bình luận của giới truyền thông nước ngoài về các sự kiện xung quanh Campuchia cho thấy Hun Sen là một trong những đồng minh quan trọng của Bắc Kinh ở Đông Nam Á. Ông ở trên quyền lực hơn 30 năm làm cho một số nhà quan sát nhớ lại những sự kiện xung quanh Saddam Hussein, Muammar Gaddafi, Hosni Mubarak. Số phận của các chính trị gia này đã được giải quyết bằng sự xâm lăng trực tiếp của nước ngoài hoặc bằng  can thiệp từ bên ngoài dưới hình thức các "cuộc cách mạng màu" khác nhau. Đằng sau tất cả những sự kiện lật đổ nhà nước này, Hoa Kỳ đều đứng sau trực tiếp hoặc gián tiếp.

Ông Hun Sen - Sputnik Việt Nam
Ông Hun Sen sợ gì và muốn gì?
Liệu Campuchia có được chọn làm nơi diễn ra cuộc cách mạng màu tiếp theo? Trả lời cho câu hỏi này chủ yếu liên quan đến một câu hỏi khác: liệu Mỹ, với sự hỗ trợ của EU, có thành công trong việc áp đặt Campuchia vào mô hình quyền lực phương Tây ở nước này. Tạm thời việc áp đặt kịch bản này vào Campuchia mới chỉ là đáng báo động, chuyên gia Viktor Sumsky nói:

"Chúng ta phải nhớ rằng Mỹ không phải lần đầu tiên sử dụng công nghệ này trên vùng lãnh thổ rộng lớn của ASEAN. Nhưng họ chưa bao giờ sử dụng đến một mức độ công khai như thế này chống lại một đất nước, mà theo quan điểm của Mỹ, có chính sách đối ngoại lệch lạc. Tôi tin rằng trong ASEAN, dường như không liên quan đến định hướng chính sách đối ngoại của Campuchia, người ta không thể đứng yên đơn giản nhìn sự can thiệp của Hoa Kỳ vì các hậu quả chính trị lâu dài đối với Campuchia không được biết đến hết. Không rõ việc thay đổi chế độ như thế có thể dẫn đến sự khó chịu thế nào của các quốc gia ASEAN xung quanh. Đó là điều thứ nhất. Và thứ hai, tất nhiên, đó là một tiền lệ rất nguy hiểm cho các nước khác từ quan điểm của ASEAN."

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала