Bộ Tài chính họp đột xuất vụ 'Hồ sơ Paradise' rửa tiền, trốn thuế liên quan đến Việt Nam

© Ảnh : Cổng TTĐT BTCTrụ sở Bộ Tài chính
Trụ sở Bộ Tài chính - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sáng ngày 23/11, Bộ Tài chính đã có cuộc họp đột xuất liên quan đến vụ rò rỉ "Hồ sơ Paradise" được cho là liên quan đến 13 công ty và 25 cá nhân ở Việt Nam

Сотрудник считает вьетнамские банкноты в филиале банка VietinBank в Ханое, Вьетнам - Sputnik Việt Nam
Những đại gia Việt nào có tên trong Hồ sơ Paradise về rửa tiền, trốn thuế?
Hơn 10 ngày sau khi công bố thông tin chấn động về "Hồ sơ Paradise" phanh phui các chiêu trò trốn thuế của những người giàu nhất thế giới, Liên đoàn Nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã công khai các dữ liệu này để ai cũng có thể tra cứu tìm xem các tổ chức, cá nhân nào nằm trong "danh sách đen".

ICIJ vốn đã duy trì cơ sở dữ liệu chứa hàng loạt hồ sơ tiết lộ chuyện trốn thuế, che giấu tài sản như "Hồ sơ Panama" hay "Hồ sơ Bahamas" (cùng công bố năm 2016) và "Hồ sơ Offshore Leaks" (công bố năm 2013) tại địa chỉ https://offshoreleaks.icij.org.

Mới đây, trang web này được cập nhật thêm dữ liệu liên quan đến 25.000 pháp nhân có liên quan đến "Hồ sơ Paradise". Tìm với từ khóa "Vietnam", kết quả cho thấy có 13 pháp nhân, chủ yếu là các công ty bình phong đăng ký tại quần đảo Cayman, quần đảo British Virgin và 25 tên cá nhân có liên quan đến "Hồ sơ Paradise".

Tính luôn cả dữ liệu cập nhật mới nhất từ "Hồ sơ Panama" và "Hồ sơ Offshore Leaks", có 32 pháp nhân và 214 cá nhân liên quan đến Việt Nam trong trang tìm kiếm của ICIJ.

Các công ty chủ yếu được đặt tại các "thiên đường thuế" Bermuda, quần đảo Cayman Islands và quần đảo British Virgin thuộc Vương quốc Anh.

Một số công ty được cho là có liên quan đến người Việt Nam vì chứa các từ khóa như: Phú Quốc, Hội An, Việt Nam… Trong số các cá nhân có tên trong Hồ sơ Paradise có một số tên giống tên một số doanh nhân Việt như: Scriven — Dominic Tymothy Charles, Lam — Don Di, Nguyen — Louis T…

Don Lam - Sputnik Việt Nam
Ông Don Lam và nhiều pháp nhân liên quan đến Việt xuất hiện trong Hồ sơ Paradise
Trước đó, ngày 5/11/2017, ICIJ đã chia sẻ một phần của bộ "Hồ sơ Paradise". Đây là tập hợp 13,4 triệu tài liệu liên quan đến đầu tư offshore (đầu tư ở hải ngoại, thường là qua những công ty tài chính môi giới) đã được tiết lộ qua báo Süddeutsche Zeitung của Đức. Tờ báo này đã chia sẻ hồ sơ với Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ).

Một năm sau vụ "Hồ sơ Panama", sự rò rỉ "Hồ sơ Paradise" được coi như Panama thứ hai, đã tiếp tục gây chấn động thế giới. Nó được cho là tiết lộ cách giấu tiền của giới siêu giàu toàn cầu.

Trên báo điện tử Người đưa tin, một chuyên gia tài chính ngân hàng Việt Nam có nhiều năm sống ở Mỹ cho rằng hiện tượng các cá nhân, công ty thành lập công ty con ở những quốc gia, hòn đảo được miễn thuế hoặc mức thuế thấp rồi chuyển phần lớn lợi nhuận từ công ty mẹ sang công ty con là hiện tượng khá phổ biến.

Vị chuyên gia cho biết, việc điều tra xác minh là khá khó khăn. Chính phủ Việt Nam cần xác minh xem những cá nhân công ty nào của Việt Nam có chi nhánh, công ty con ở những thiên đường thuế này và những đơn vị này có hoạt động kinh doanh thật sự không hay chỉ là "bến đỗ" để lợi nhuận "cập bến" và trốn thuế.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam cho biết, Tổng cục Thuế đã chuẩn bị tài liệu để họp với Bộ Tài chính vào sáng nay 23/11/2017. Khi được hỏi về kết quả điều tra "Hồ sơ Panama" hơn một năm trước, ông Nam cho hay đã chuyển hồ sơ lên báo cáo lãnh đạo, ngoài ra không tiết lộ gì thêm.

Nguồn: Chất Lượng VN

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала