Tổng cục Thuế bắt đầu “soi” các đại gia Việt bị tình nghi rửa tiền, trốn thuế

CC0 / Pixabay / Những tờ tiền đôla
Những tờ tiền đôla - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Một quan chức của Tổng cục Thuế cho biết đã chỉ đạo rà soát thông tin về các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam có tên trong Hồ sơ Paradise.

Trụ sở Bộ Tài chính - Sputnik Việt Nam
Bộ Tài chính họp đột xuất vụ 'Hồ sơ Paradise' rửa tiền, trốn thuế liên quan đến Việt Nam
Theo đó, Tổng cục Thuế sẽ có những bước xử lý tương tự như với vụ Hồ sơ Panama trước đây bằng cách đối chiếu các dữ liệu của ngành thuế xem các cá nhân và tổ chức tại Việt Nam mà hồ sơ này nêu tên có đăng ký kinh doanh ở Việt Nam hay không, có thuộc đối tượng kê khai và nộp thuế hay không.

Nếu các DN này đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, ngành thuế sẽ rà soát các thông tin liên quan. Đại diện này cũng cho biết, việc này sẽ cần đến sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng của Việt Nam và khá phức tạp.

Tính tới ngày 21.11, theo công bố của Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), Việt Nam có 92 thực thể nước ngoài (Offshore Entities), 22 cá nhân và 171 địa chỉ được nhắc đến trong các hồ sơ trong đó có hàng chục công ty được xác định có liên quan đến Việt Nam. Tuy nhiên, trong các công ty này, có 14 công ty đặt tại quần đảo Virgin thuộc Anh, 11 công ty đặt tại quần đảo Cayman, số còn lại đặt tại Panama, Bahamas và quần đảo Cook.

Virgin, Bahamas và Panama đều là những cái tên được mệnh danh là những "thiên đường thuế" (tax haven) bởi mức thuế ở đây rất ưu đãi, đồng thời việc thành lập doanh nghiệp tại đây tương đối dễ dàng.

Don Lam - Sputnik Việt Nam
Ông Don Lam và nhiều pháp nhân liên quan đến Việt xuất hiện trong Hồ sơ Paradise
Một số tổ chức, cá nhân trong hồ sơ có liên quan tới một số cái tên và địa danh khá nổi tiếng như: Phú Quốc, Hội An, Hà Nội, TP.HCM…

Hồ sơ Paradise cũng tiết lộ các hoạt động ở nước ngoài của hơn 120 chính trị gia, tài phiệt thế giới trong đó Mỹ có gần 8.000 thực thể nước ngoài, 27.000 cá nhân; Trung Quốc có gần 4.700 thực thể, 39.000 cá nhân.

Trước đó, Hồ sơ Panama công bố hôm 10.5.2016 cũng cho thấy Việt Nam có 189 cá nhân, 19 công ty offshore và 23 công ty trung gian trong danh sách này. Cơ quan chức năng Việt Nam cũng đã vào cuộc rà soát nhưng kết quả của cuộc rà soát này như thế nào vẫn chưa được công bố.

Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế — ICIJ, đơn vị cung cấp tài liệu Panama cũng khẳng định không phải cứ có tên trong danh sách này thì đều có các hành vi vi phạm pháp luật vì việc thành lập các công ty và quỹ tín thác là hoàn toàn hợp pháp và là điều bình thường trên thế giới.

Trong khi đó, nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hàng năm, các quốc gia đang phát triển bị mất khoảng 213 tỉ USD do tình trang né thuế của các công ty đa quốc gia.

Nguồn: Lao Động

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала