Chúng tôi gửi đến bạn đọc bài điểm báo thường kỳ "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
"Với suy nghĩ nhẹ dạ từ bỏ vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực, ông Trump cuối cùng đã thua trong chiến tranh Việt Nam — cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc. Diễn đàn APEC, được nhóm họp từ năm 1989, là một sáng kiến lớn của Mỹ để xây dựng lại vai trò lãnh đạo của mình trong khu vực sau thảm họa suy giảm ảnh hưởng trong thời hậu chiến tại châu Á. Nhưng Trump, trong bài phát biểu của ông bày tỏ hối tiếc của mình trước sự vô ích của Tổ chức thương mại đa phương và nhường sân khấu lại cho nhà lãnh đạo mạnh mẽ Trung Quốc Tập Cận Bình,"tờ báo viết.
Tất nhiên, ông Tập không phát biểu ở Đà Nẵng về những việc mà Trung Quốc thực sự đã làm: từ gian lận thương mại đến đánh cắp sở hữu trí tuệ, từ việc tuyên bố một trong những tuyến đường biển quốc tế nhộn nhịp nhất trên Biển Đông là biển nội địa của Trung Quốc, tới việc tự cô lập Internet tại nước này. Nhưng lời hứa của ông về một chính sách công bằng và toàn diện mang lại cho ông những tràng pháo tay từ các nhà lãnh đạo châu Á, đang bị sốc trước việc Trump từ bỏ sự lãnh đạo thương mại của Mỹ, mà ông ta đã bắt đầu ngay lập tức sau khi vào Nhà Trắng, đầu tiên là Hoa Kỳ rời khỏi thỏa thuận TPP, và sau đó là thỏa thuận khí hậu Paris. Nhưng trong bài phát biểu quan trọng của mình ở Đà nẵng, ông đã chuyển giao không chỉ vị trí lãnh đạo trong khu vực, mà còn toàn bộ nền kinh tế thế giới tới người cai trị độc đoán của Trung Quốc, tác giả viêt.
"Sự phát triển của việc hợp tác này rất cần thiết cho cả Việt Nam và lợi ích chiến lược của Mỹ ở Biển Đông. Mỹ ủng hộ Việt Nam bằng cách mở rộng khả năng trao đổi tin tức tình báo trên biển, cũng như hiện đại hóa đội tàu tuần tra Cảnh sát biển. Hà Nội đánh giá cao sự hiện diện vững chắc của Hoa Kỳ, nhằm cân bằng với Trung Quốc. Họ cố gắng duy trì một sự cân bằng giữa hai cường quốc để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng cố để không rơi vào sự đối đầu. Nếu Hoa Kỳ tính toán đến điều này, việc hợp tác trong lĩnh vực quân sự với Việt Nam sẽ tiếp tục ", bài báo khẳng định.
Rất nhiều bài viết trong các báo Anh ngữ liên quan đến những vấn đề khác nhau của nền kinh tế Việt Nam. VietNamNet Bridge nhớ lại rằng nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam đã đến mức báo động. Nếu tình hình không được cải thiện, đây sẽ là một vấn đề đối với nền kinh tế quốc dân và Việt Nam sẽ phải trả giá cao. Tốc độ tăng trưởng của nợ công trong ba hoặc bốn năm qua cao gấp 3-4 lần mức tăng trưởng GDP.
Cũng có bài báo đưa ra cách giải quyết vấn đề. Wall Street Journal viết về việc Chính phủ Việt Nam rao bán hơn 50% cổ phần của công ty sản xuất bia lớn nhất Sabeco.
"Nếu thỏa thuận này được thực hiện, đó sẽ là thương vụ lớn nhất bán doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, thêm trọng lượng cho các kế hoạch của chính phủ cộng sản mở cửa nền kinh tế với đầu tư nước ngoài bằng cách hạn chế những giới hạn của quyền sở hữu tư nhân. Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng triển nhanh nhất châu Á. Chi tiêu tiêu dùng gia tăng, hấp dẫn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Nhật Bản và châu Âu, những người đang tìm kiếm cơ hội bên ngoài thị trường đã bão hòa của họ," bài báo ghi chú.
VietNamNet Bridge cũng viết về các tập đoàn xuyên quốc gia và vấn đề giá trị sản xuất gia tăng thấp tại các doanh nghiệp của họ tại Việt Nam, lấy ví dụ từ việc sản xuất điện thoại Samsung.
Ấn bản The Nation đưa tin đạo diễn Jordan Vogt-Roberts, người thực hiện bộ phim bom tấn "Kông: Đảo Skull" tại Việt Nam, đã trở thành đại sứ của du lịch Việt Nam tại triển lãm du lịch uy World Travel Market diễn ra ở London.
Tin tốt cho thế giới động vật được tờ báo La Stampa từ Italia đưa tin. Nhờ những người bảo vệ động vật, công viên Cá heo sẽ được xây dựng ở Việt Nam, nơi những động vật biển yêu chuộng tự do sẽ sống trong lồng sắt.
Và cuối cùng — tờ báo South China Morning Post cho biết hai cầu thủ của đội bóng đá Anh nổi tiếng "Manchester United" sẽ huấn luyện cho các ngôi sao bóng đá tương lai của Việt Nam.