Một cuộc thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng toàn Nga (VTsIOM) tiến hành vào năm 2017 cho thấy câu hỏi về việc chôn cất Lenin trong xã hội Nga vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Gần 60% người được hỏi ủng hộ ý tưởng mai táng. Tuy nhiên, trong số này, 36% ủng hộ một giải pháp sớm giải quyết vấn đề này, trong khi 24% đề nghị chờ đợi khi thế hệ già hiện nay vẫn còn sống mà đối với họ chủ đề này là rất đau đớn, và Lenin vẫn là một biểu tượng của cuộc đấu tranh cho một tương lai tươi sáng hơn. 32% số người được hỏi ủng hộ việc giữ nguyên "hiện trạng". Vào tháng Tư năm nay, Đảng Dân chủ Tự do (LDPR) đệ trình lên Duma Quốc gia một dự luật về việc mai táng lại thi hài của Lenin. Tuy nhiên, chính phủ đã không ủng hộ.
"Không có một ý kiến thống nhất trong xã hội Nga về vấn đề này trong nhiều năm qua, — người đứng đầu bộ phận nghiên cứu VTsIOM Stepan Lvov nói trong cuộc phỏng vấn với" Sputnik ":
"Vấn đề này hiện không phải là cấp bách nhất của Nga, và tỷ lệ ủng hộ và phản đối đã không thay đổi trong vài năm nay. Tôi nghĩ một thái độ tích cực đối với Lê-nin được xác định bởi hai yếu tố chính: đầu tiên, nỗi nhớ giai đoạn Xô-viết của lịch sử nước ta. Thứ hai, hình ảnh hấp dẫn của con người này, mà phần lớn được văn học và điện ảnh tạo nên. Điều này giải thích một phần thái độ thận trọng của người Nga trước ý tưởng chôn cất Lenin. Vâng, phần lớn những người trả lời ủng hộ đề xuất, mặc dù họ đang chống lại việc thông qua quyết định này. Vì vẫn còn rất nhiều người mà Lenin đối với họ như một hình mẫu lý tưởng và nhân vật lịch sử. Tuy nhiên, điều quan trọng là lăng mộ với thi hài Lê-nin được nhìn nhận như một phần thiết yếu của xã hội chứ không phải là một biểu tượng ý thức hệ, mà là một địa điểm du lịch hấp dẫn."
Theo truyền thống, những người chống đối việc mai táng Lê-nin là những người Cộng sản. Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Gennady Zyuganov gọi ý tưởng này là phạm thượng, nhắc nhở rằng trong vấn đề này cũng có một phần khía cạnh quốc tế. Zyuganov cho biết: "Quảng trường Đỏ và Kremlin được đưa vào di sản văn hoá thế giới của UNESCO, không có sự thay đổi nào có thể được thực hiện ở đó mà không có sự phối hợp, kể cả với các cơ quan quốc tế.
Người lãnh đạo Cục đối ngoại Giáo Hội của Giáo Hội Chính Thống Nga (ROC), Đức cha Illarion nói rằng quan điểm của Giáo hội về việc chôn cất thi hài Lenin là không thay đổi. "Đó là vấn đề thời gian, chứ không phải là ý định. Lenin là một biểu tượng cụ thể của các công dân mà thế giới quan được hình thành trong thời kỳ văn hoá Xô viết. Mặc dù không phải ai cũng chia sẻ những quan điểm này, chúng ta phải quan tâm đến khía cạnh xã hội, và hãy nhớ đến sự kiên nhẫn và khoan dung của người Kitô giáo."
Theo Chủ tịch Hội đồng Liên Bang Valentina Matvienko, vấn đề chôn cất Lenin trong tương lai có thể được đưa ra trưng cầu dân ý. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng vấn đề mai táng Lenin cần được tiếp cận một cách thận trọng. "Chúng ta không nên làm những điều gây chia rẽ xã hội thành những phe phái chống lại nhau", người đứng đầu nhà nước tin tưởng.
Nhà nghiên cứu khoa học của Viện Lịch sử Nga Vladimir Lavrov bày tỏ ý kiến với Sputnik:
"Tôi chắc chắn rằng chính Lenin chống lại việc biến thi hài ông thành một tín ngưỡng. Ông ta như một chiến binh vô thần sẽ không bao giờ suy nghĩ về điều đó. Ngược lại việc xây dựng lăng mộ là ý tưởng của vợ Lenin-Nadezhda Krupskaya, cũng như các anh chị em của ông. Stalin cũng ủng hộ việc xây lăng, với mục đích tạo ra trong xã hội sự sùng bái lãnh tụ. Tất nhiên, việc chôn cất là cần thiết, bởi vì Lenin là biểu tượng của một thời kỳ trong quá khứ. Đây là một người không nhìn nhận sự sở hữu cá nhân, đã tiêu diệt tất cả các đảng phái trừ đảng cộng sản. Đó là tất cả những gì hoàn toàn trái ngược với nước Nga ngày nay. Chắc chắn, sau một thời gian nào đó sẽ chôn cất thi hài. Điều này là không thể tránh khỏi. Còn bây giờ, trong tâm trí của nhiều người tồn tại cả Lenin cùng những nạn nhân, và Nicholas II, mà Lenin đã chống lại một cách không khoan nhượng. Câu hỏi đặt ra cho việc mai táng là thời điểm và sẽ được thực hiện như thế nào . Thực hiện việc này càng chậm, thì càng gây nên một sự bối rối về thế giới quan. "
Lăng mộ của Lenin để công chúng viếng thăm không phải là duy nhất trên thế giới. Nhưng công nghệ lưu trữ thi hài lâu dài được coi là độc đáo. Các chuyên gia Nga đã tham gia vào việc ướp xác và xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Họ đã tư vấn cho các nhà khoa học Trung Quốc khi gìn giữ thi thể Mao Trạch Đông. Ngày 9 tháng 9 năm 1977 lăng mộ của ông đã mở cửa tại Quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh). Năm 1994, các chuyên gia Nga đã hoàn thành đơn đặt hàng cuối cùng: giữ gìn thi thể của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Il Sung. 17 năm sau trong cùng một đền thờ, Kim Jong Il đã được chôn cất. Thi hài của cả hai đều ở trong sảnh bằng đá cẩm thạch màu tối, trang trí bằng vàng.